Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.
Theo quy định tại nghị định 100/2019, sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/2021, trường hợp mua bán xe máy cũ nhưng không thực hiện sang tên đổi chủ thì sẽ phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân và 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với tổ chức.
Đối với ô tô, khi mua xe nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt tiền 2-4 triệu đồng đồng đối với cá nhân và 4-8 triệu đồng đối với tổ chức.
Theo đại diện Đội đăng ký, quản lý phương tiện (Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội), vi phạm không sang tên đổi chủ sẽ được cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký, cấp biển số.
Đồng thời cảnh sát giao thông còn có thể bị phát hiện vi phạm này trong quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông. Nếu phương tiện liên quan đến vụ tai nạn, cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh, tra cứu thông tin của phương tiện đó để giải quyết vấn đề pháp lý.
Trường hợp phát hiện việc mua bán đó chưa làm thủ tục sang tên, người bán (đang đứng tên phương tiện) còn đối mặt với vấn đề về pháp lý liên quan đến việc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển (nếu có).
Thượng tá Tạ Hồng Minh, phó trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông), cho biết theo quy định tại thông tư 24 của Bộ Công an, từ ngày 15-8-2023 biển số xe sẽ cấp định danh trọn đời cho chủ xe.
Do đó khi mua bán, chuyển nhượng phương tiện, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi, nộp lại biển số cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là biển số được cấp thông qua phương thức trúng đấu giá.
Sau khi chủ xe làm thủ tục thu hồi và nộp lại biển số cho cơ quan đăng ký xe, biển số định danh này được lưu giữ trong vòng 5 năm. Khi người này đi mua xe mới sẽ được cấp lại đúng biển số đó.
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông nêu rõ các quy định hiện hành khi mua bán xe, trong vòng 30 ngày chủ xe phải thực hiện sang tên đổi chủ. Do đó, người dân cần chấp hành đúng quy định về sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng xe để tránh các rắc rối, phiền phức sau này có thể xảy ra về pháp lý.
Thượng tá Minh lý giải thêm: Trong quá trình đăng ký quản lý phương tiện, cảnh sát giao thông còn gặp nhiều trường hợp xe không có giấy tờ mua bán hoặc đã được mua bán qua nhiều đời chủ khác nhau.
Khi đó, lực lượng chức năng sẽ hướng dẫn người đang sử dụng phương tiện viết cam kết đối với nguồn gốc tài sản.
Trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, cảnh sát giao thông sẽ xác minh để làm rõ phương tiện đó có thuộc trường hợp khiếu nại, tranh chấp hoặc có phải xe tang vật hay không.
Sau khi có kết quả, cảnh sát giao thông sẽ làm thủ tục thu hồi biển số cũ, sang tên phương tiện và cấp biển số định danh mới cho chủ đang sở hữu xe.
Từ năm 2025, nông sản Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu vào EU vì các quy định mới về an toàn thực phẩm giảm mức dư lượng tối đa.
Cà phê, hồ tiêu, và nhiều nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế đáng kể khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2025, do khu vực này dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm. Điều này có thể gây ra những thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi EU đưa ra các quy định mới về kiểm dịch động thực vật (SPS) đối với thực phẩm nhập khẩu.
Theo các báo cáo gần đây từ Văn phòng SPS Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban thư ký Ủy ban SPS của Tổ chức Thương mại hế giới (WTO) đã gửi đến các thành viên EU đề xuất mức dư lượng tối đa (MRL) đối với một số hoạt chất. Những quy định này đang được đưa ra lấy ý kiến trong tháng 8 năm 2024 và dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 2/2025.
Cụ thể, một số hoạt chất mới đã được thiết lập mức dư lượng tối đa (MRL) và một số hoạt chất cũ được điều chỉnh mức dư lượng, với mức giảm hàng trăm lần so với quy định hiện hành. Những thay đổi này sẽ khiến việc xuất khẩu nông sản Việt Nam vào EU gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong danh mục các sản phẩm chịu ảnh hưởng có nhiều mặt hàng nông sản quan trọng như cà phê, hồ tiêu, gạo, sầu riêng, chuối, xoài, và các loại rau như hành, tỏi, ớt. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU và đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, hai loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn là cà phê và trà sẽ gặp thách thức lớn khi mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với một số hoạt chất trong dự thảo mới của EU giảm từ 0,05ppm xuống chỉ còn 0,01ppm. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu cà phê và trà của Việt Nam phải đối mặt với việc kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào thị trường EU.
Không chỉ dừng lại ở cà phê và trà, hoạt chất Zoxamide, một loại hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, cũng sẽ bị thắt chặt quy định. Ví dụ, đối với sản phẩm đậu bắp xuất khẩu sang EU, mức dư lượng tối đa cũ là 0,02ppm, nhưng trong dự thảo mới chỉ cho phép 0,01ppm. Ngoài ra, đối với các loại rau như rau diếp, xà lách, và cải bó xôi, mức dư lượng từ 30ppm theo quy định cũ cũng giảm mạnh xuống còn 0,01ppm.
Những thay đổi này không chỉ là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn ảnh hưởng lớn đến nông dân và các đơn vị sản xuất trong nước. Các quy định khắt khe hơn từ EU sẽ buộc các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn cao này. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất có thể tăng lên, làm giảm lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần phải nhanh chóng thích ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu mới của EU. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nông dân, và các cơ quan chức năng trong việc cải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Việc nắm bắt thông tin về các thay đổi trong chính sách của EU và chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng sẽ là chìa khóa để các sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới có thể đảm bảo được vị thế của mình trên thị trường quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp và người nông dân trong nước.
TPO - Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Lê Quang Đạo là Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng và là Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo trao đổi với PV Tiền Phong về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, tháng 4/2021.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo sinh năm 1971, quê quán xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông nhập ngũ năm 1989, là chiến sĩ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Nam Ninh; sau đó, đi học tại Trường Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng).
Giai đoạn 1993-2001, ông nhận nhiệm vụ tại lực lượng Biên phòng Lạng Sơn, lần lượt giữ các chức vụ: Đội trưởng Đội công tác Biên phòng, Đồn Biên phòng Thanh Lòa; Phó Trạm trưởng Trạm Cốc Nam, Đồn Biên phòng Tân Thanh; tiếp tục theo học tại Đại học Biên phòng trong 2 năm.
Từ tháng 6/2001 đến tháng 3/2011, ông là Trợ lý tác chiến, Phòng Tham mưu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn); Phó Đồn trưởng kiêm Trạm trưởng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Thanh.
Giai đoạn 2011-2019, ông được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong lực lượng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn là Phó Tham mưu trưởng (4/2011-10/2011), Tham mưu trưởng (11/2011-7/2016), Phó Chỉ huy trưởng (8/2016-7/2018), Chỉ huy trưởng (8/2018-12/2019). Cũng trong giai đoạn này, ông theo học hai khóa đào tạo tại Học viện Lục quân và Học viện Quốc phòng.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, tân Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tháng 1/2020, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng. Tháng 9/2020, ông giữ cương vị Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng và được thăng quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 6/2021, Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố Thiếu tướng Lê Quang Đạo trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ngày 22/10/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Quyết định 1789/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Quang Đạo giữ chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Quá trình công tác, Thiếu tướng Lê Quang Đạo đã được trao tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2011), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng và Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất.