Đến Thái Bình Ăn Gì

Đến Thái Bình Ăn Gì

Sau đại dịch Covid-19, không ít vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội có sự dịch chuyển, thay đổi. Năm 2023, hiện tượng kinh tế - xã hội rất đáng quan tâm, đó là tình trạng giảm ăn nhậu khá rõ.

Sau đại dịch Covid-19, không ít vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội có sự dịch chuyển, thay đổi. Năm 2023, hiện tượng kinh tế - xã hội rất đáng quan tâm, đó là tình trạng giảm ăn nhậu khá rõ.

Các quán cà phê độc đáo tại quận Long Biên (Hà Nội):

Treeving Coffee – điểm đến lý tưởng cho mọi tín đồ cà phê

Treeving Coffee, nơi mang đến trải nghiệm cà phê đẹp tại Hà Nội, với không gian xanh và background tuyệt vời cho ảnh “sống ảo”. Hãy ghé thăm vào những ngày mát mẻ hoặc lúc hoàng hôn để trải qua không khí tuyệt vời nhất.

The Coffee House – nơi lý tưởng để hoàn thành công việc cuối cùng

The Coffee House – Nơi tốt nhất để bạn làm việc, học tập và đặt deadline

LemNhem Cafe – Nét độc đáo của quán cafe Long Biên với phong cách vintage

Điểm đặc biệt tại LemNhem Cafe là mỗi ly cafe được chủ nhân pha thủ công, tạo ra hương vị thơm ngon, đậm đà. Điều này làm cho quán luôn thu hút đông đảo khách hàng.

Nguyên liệu làm bánh gai làng Giá đơn giản như gạo nếp, lá cây gai (đây là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh), đỗ xanh, cùi dừa, mỡ lợn, đường kính, vừng,… Để làm ra được món bánh gai nức tiếng, người làng Giá phải bỏ ra nhiều công phu. Đầu tiên là khâu làm bột. Bột làm bánh gai được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn. Sau đó, bột phải được giã bằng cối đá và chày gỗ. Người làng Giá cho rằng bột giã bằng tay thì mới quánh, dẻo và ngon nên cho đến giờ họ vẫn giữ cách giã bột truyền thống này.

Địa chỉ: Xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

Bánh bác – Bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa

Bánh bác là một đặc sản của làng Giang Xá – Hà Nội, cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,… Bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này “khai sinh” cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.

Trong rất nhiều miền quê cùng thờ Lý Nam Đế, làng Giang Xá là một trong những nơi thờ tự chính. Để biểu thị tấm lòng tôn kính, người dân Giang Xá đã sáng tạo ra bánh bác để dâng vua. Thời xưa, bánh do các trưởng lão trong làng làm riêng để tiến vua. Sau này, người dân truyền nhau cách làm, rồi bánh bác dần xuất hiện trong các sự kiện lớn của làng như lễ hội, cưới xin hay làm quà biếu khách quý.

Địa chỉ: Làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức

Bưởi đường La Tinh là giống bưởi chỉ có tại thôn La Tinh, xã Đông La (huyện Hoài Đức). Giống bưởi này, cây già thì quả càng nhỏ lại càng ngon. Bưởi đường La Tinh có độ brix (ngọt) đạt 13-14%. Đặc biệt là không he, ăn ngon, ngọt và giòn tôm. Chính vì vậy, bưởi đường La Tinh có vị ngọt ít loại bưởi nào sánh kịp. Ngoài ra, bưởi đường La Tinh còn có một lợi thế lớn là bảo quản trong một thời gian dài với môi trường tự nhiên, độ ngon và chất lượng quả vẫn bảo đảm sau thu hoạch từ 6 đến 8 tháng, thậm chí cả năm mà không bị khô tôm, vỏ ít bị héo.

Địa chỉ: Thôn La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức

Cam Canh có xuất xứ từ làng Vân Canh – huyện Hoài Đức – Hà Tây (cũ), nay thuộc Tp. Hà Nội. Do nguồn gốc từ Vân Canh, nên người dân nơi đây đặt tên là Cam Canh. Vào dịp cuối năm, nếu các bạn có dịp ghé qua chợ Phương Canh, nằm trên trục ngã tư Canh, sẽ thấy rất nhiều Cam Canh được bày bán. Cam canh rất dễ tìm mua vào các tháng 11, 12 dương lịch. Sau vụ mùa thu, trái ngọt và thơm ngon hơn vụ xuân đầu năm. Tại các chợ đầu mối, chợ cóc, siêu thị và cửa hàng bán lẻ bạn dễ dàng tìm thấy những trái cam nhỏ vừa phải, vỏ sần sùi màu cam đỏ, tép tươi và mọng nước được bày bán.

Địa chỉ: Làng Vân Canh, huyện Hoài Đức

Đăng ký để nhận thông tin từ Jungle Boss

Nhận thông tin và ưu đãi mới nhất về các hành trình tour mạo hiểm của chúng tôi!

Có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, cây điều (hay còn gọi là "đào lộn hột") du nhập vào các nước ở châu Á, châu Phi từ những năm 1550. Tên gọi "đào lộn hột" dùng để mô tả hình dáng đặc biệt của hạt điều.

Thay vì nằm trong ruột như những loại quả khác thì "hạt điều" lại mọc bên dưới "quả". Thật ra, quả điều màu đỏ hoặc màu vàng ta thường thấy do phần cuống phình to tạo thành (gọi là quả giả), còn hạt điều mới chính là quả thật, lộn ra bên ngoài.

"Thủ phủ hạt điều" Bình Phước với diện tích gieo trồng 175.000ha (Ảnh: baotayninh)

Với đặc điểm là cây thân gỗ có tán rộng, bộ rễ khỏe, cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nền nhiệt và độ ẩm cao. Tuy được trồng ở nhiều nơi nhưng thuật ngữ hạt điều thường có chung nguồn gốc. "Hạt điều" trong tiếng thổ dân Tupi ở Brazil gọi là "acaju", tiếng Bồ Đào Nha là "caju", tiếng Anh là "cashew".

Trong số 32 quốc gia trồng điều hiện nay, Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu cả về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến.

Chỉ duy nhất Bình Phước có đặc sản "gỏi trái điều" (Ảnh: Chang Chép)

Cây điều có mặt ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII do người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mang sang từ Brazil. Được trồng chủ yếu từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam nhưng Bình Phước mới là "thủ phủ hạt điều" với diện tích gieo trồng đạt 175.000ha. Năng suất hạt điều Bình Phước dao động ở mức 600kg/ha, cao hơn mức bình quân của thế giới.

"Thủ phủ hạt điều" còn được biết đến với những rừng cao su trải dài bất tận. Đến với Bình Phước, khách du lịch còn được thưởng thức nhiều món ngon - độc - lạ như lẩu bánh canh cá lóc, ve sầu sữa chiên giòn, đọt mây nướng, lá nhíp, canh thụt... Tuy nhiên, món gỏi hạt điều / trái điều là đặc sản chỉ duy nhất ở Bình Phước mới có, khiến bao người mê mẩn ngay lần đầu tiên thưởng thức.

Tháng 3, tháng 4 hàng năm, điều vào mùa chín rộ. Những quả điều chín đỏ hoặc vàng ươm tỏa hương thơm khắp cả một vùng. Người dân Bình Phước coi điều là nguyên liệu quen thuộc để tạo nên những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Món gỏi trái điều thích hợp ăn trong ngày nắng nóng (Ảnh: Chang Chép)

Để có món gỏi trái điều ngon, đậm đà chuẩn vị, trước tiên, bạn cần chọn những quả vừa chín tới để đảm bảo độ giòn ngọt, vỏ ngoài sáng bóng, trơn nhẵn, vỏ màu vàng hoặc đỏ hồng tự nhiên. Nếu chọn được những quả chín cây có hương thơm tự nhiên, khi ăn sẽ không bị chát.

Trái điều rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng 10 phút thì xả sạch lại, để ráo. Thái điều thành lát khoảng 2cm. Xoài gọt vỏ thái sợi. Đu đủ bào sợi. Rau răm thái nhỏ; các loại rau húng, rau thơm (nếu thích).

Tôm rửa sạch bóc vỏ, bỏ chỉ đen, luộc chín. Thịt gà (hoặc thịt heo) luộc chín, xé sợi (thịt heo thái mỏng). Hạt điều rang thật thơm và giòn.

Gỏi hạt điều tôm thịt khiến bao người mê mẩn (Ảnh: Khouse)

Pha 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước chanh, thêm tỏi ớt băm nhuyễn nếu bạn thích ăn cay. Khuấy đều cho tan hỗn hợp (vì xoài đã sẵn vị chua nên có thể giảm lượng nước cốt chanh lại).

Cho xoài, trái điều, thịt, rau răm, rau thơm vào tô, thêm hạt điều, nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Bày ra đĩa, ăn kèm bánh tráng nướng hoặc các món mặn trong mâm cơm.

Gắp một miếng gỏi trái điều bỏ vào miệng, thực khách sẽ bị chinh phục bởi sự hòa quyện của trái điều chát nhẹ, vị chua ngọt, giòn giòn của đu đủ, xoài xanh, nhất là cái vị ngọt béo, giòn bùi và thơm ngậy, hấp dẫn của hạt điều. Món gỏi trái điều dân dã, thích hợp ăn trong ngày hè nắng nóng, mang đậm nét đặc trưng của quê hương Bình Phước.

3 quả điều chín vừa ăn; 100g đậu bắp; 100g giá đỗ; 2 quả cà chua chín; 200 tép; me chua; rau nêm ăn cùng, ớt.

Gia vị: Đường, muối, nước mắm, bột ngọt.

Quả điều chín cây hương thơm tự nhiên, ăn không bị chát (Ảnh: Hà Giang)

Tép mua về cắt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch sẽ để ráo nước. Quả điều bỏ phần hạt, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Đậu bắp rửa sạch, thái vát. Cà chua, giá đỗ, rau nêm rửa sạch.

Đập tỏi, băm nhuyễn. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu sôi cho tỏi vào phi vàng, sau đó cho tép vào đảo để khử mùi tanh. Khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Đun sôi nước, cho me vào đun khoảng 5 phút thì vớt ra, đổ nước sôi vào bát me, dùng muỗng dầm nát để me ra chất chua. Sau đó dùng rây lấy nước chua, bỏ hạt.

Canh chua trái điều thơm ngon đậm đà (Ảnh: Hà Giang)

Tiếp đến, cho điều vào đun sôi khoảng 5 phút. Khi điều chín mềm thì bỏ tép vào, nêm gia vị gồm đường, muối, nước mắm, bột ngọt. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

Thả vài lát ớt thái lát nhỏ, tắt bếp khi canh đang sôi rồi cho đậu bắp, cà chua, giá đỗ và rau nêm vào. Cho rau ngay sau khi tắt bếp giúp rau không bị mềm nhũn, món canh sẽ thơm ngon hơn. Múc canh ra tô và thưởng thức.

Trái điều còn sống thì vừa chua vừa ngọt lại có vị chát nhưng khi nấu canh, vị chát biến mất còn vị chua ngọt được hòa lẫn trong nước canh, đậm đà khó tả. Húp muỗng nước canh, cũng rau nhút cũng cà chua cũng cần tàu nhưng sao vị canh chua trái điều lại khác hẳn những tô canh chua khác. Phải chăng bởi có hương dìu dịu của những đêm trời trong, có cái mát lành của những chiều gió lộng và cả cái nắng hanh hao của những buổi trưa hè?