Môi Giới Xuất Khẩu Lao Động Là Gì

Môi Giới Xuất Khẩu Lao Động Là Gì

Cho tôi hỏi thù lao môi giới xuất khẩu lao động tối đa là bao nhiêu? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?

Cho tôi hỏi thù lao môi giới xuất khẩu lao động tối đa là bao nhiêu? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?

Giới thiệu người lao động đến người môi giới xuất khẩu lao động có phải chịu trách nhiệm không?

Luật sư tư vấn về trách nhiệm của người giới thiệu lao động đến người môi giới xuất khẩu lao động nhưng bị lừa đảo. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: Vào năm 2012 tôi có quen biết với anh T giám đốc công ty XKLĐ, anh nói đưa được người đi XKLĐ ở nước ngoài, nên tôi có về quê giới thiệu đươc 6 người ra công ty anh T, để làm thủ tục, sau khi đặt nộp hồ sơ và tiền cọc. Đến ngày 17/5/2012, anh T gọi cho tôi nói đưa người ra công ty để làm thủ tục trước khi xuất cảnh, tôi nghe theo và đã đưa 6 người tôi giới thiệu ra công ty, ra đến nơi anh T thu xếp chỗ ăn ở cho chúng tôi, sau đó anh T bảo 6 người tôi giới thiệu nộp hết số tiền còn lại để lấy visa, anh T nhận tiền và viết biên nhận cho 6 người. Ngày hôm sau anh T nói do bên nước họ bắt phải học tiếng nên nói mọi người ở lại học tiếng, chi phí ăn ở anh T lo. Sau gần 1 tháng thấy lo mọi người đòi tiền anh T, anh T trả lại được 40 triệu, sau đó vài ngày anh T bỏ trốn. Chúng tôi đã ra trình báo công an, bên cơ quan công an đã tiếp nhận hồ sơ, lấy lời khai của chúng tôi, từ đó đến nay cơ quan công an có mời tôi ra làm việc 1 lần và một lần trực tiếp về nơi chúng tôi ở để điều tra nhưng đến nay không thấy hồi âm.

Thời gian gần đây 6 người tôi giới thiệu ra công ty anh T tố cáo tôi ra cơ quan công an đòi tôi trả số tiền họ đã bị anh T lừa, tôi thực sự rất hoang mang, vì toàn bộ số tiền tôi nhận của họ ở nhà để ra đặt cọc cho anh T và số tiền họ ra trực tiếp nộp cho anh T, hai bên (giữa anh T và từng người trong số 6 người tôi đưa ra) đã ký bản cam kết anh T đã nhận đủ số tiền họ nộp (kể cả số tiền tôi đã nhận của họ ở nhà). Nếu họ kiện tôi ra tòa thì trách nhiệm của tôi như thế nào, mong luật sư tư vấn hướng giải quyết giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự.

Theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi thấy giữa bạn và 6 người được giới thiệu không có bất kỳ hợp đồng hay giao kết nào về việc bạn nhận tiền của họ và giúp họ ra nước ngoài xuất khẩu lao động cũng như bạn không có hành vi gian dối nào như cung cấp thông tin sai sự thật. Bạn chỉ là người giới thiệu 6 người đó với anh T là giám đốc công ty xuất khẩu lao động và có thể giúp họ ra nước ngoài làm việc, sau đó mọi thông tin, thỏa thuận, giao dịch đều do 6 người này cùng ông T giám đốc tự trao đổi. Có thể thấy, bạn không hề có hành vi, thủ đoạn gian dối khiến 6 người đó tin tưởng, giao tiền cho mình, không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của bạn chưa cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, về trách nhiệm hoàn trả tài sản.

Như đã phân tích ở trên, giữa bạn và 6 người đó không hề có bất kỳ thỏa thuận hay hợp đồng nào quy định về nghĩa vụ của bạn phải hoàn trả tiền và bạn cũng không được lợi hay chiếm hữu tài sản nào của họ nên bạn không có trách nhiệm hoàn trả tiền cho những người đó.

Phòng Luật sư tư vấn Hình sự - Công ty Luật Minh Gia.

Thù lao môi giới xuất khẩu lao động tối đa là bao nhiêu?

Tại Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới 1. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động. 2. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người xuất khẩu lao động.

Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu lao động không được thu thù lao môi giới quá mức trần cho phép. Cụ thể, thù lao môi giới xuất khẩu lao động không được quá 0,5 tháng lương theo hợp đồng của người lao động.

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.

Thù lao môi giới xuất khẩu lao động tối đa là bao nhiêu? - Nguồn ảnh: Freepik

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?

Tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:

Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết 1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này. 2. Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. 3. Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.

Theo đó, người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc theo hợp đồng lao động trực tiếp ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.

- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.

Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có các quyền gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây: a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật; g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần; h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện. ...

Theo đó người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có 09 quyền được nêu trên.