Những kinh nghiệm du lịch Pháp xem Olympic dưới đây sẽ giúp bạn tận hưởng Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 và khám phá “kinh đô ánh sáng” theo cách hoàn hảo nhất!
Những kinh nghiệm du lịch Pháp xem Olympic dưới đây sẽ giúp bạn tận hưởng Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 và khám phá “kinh đô ánh sáng” theo cách hoàn hảo nhất!
Du lịch Pháp xem Olympic 2024 là cơ hội tuyệt vời để bạn thăm thú quốc gia xinh đẹp này, từ những thành phố sôi động, đại lộ lung linh ánh đèn, những quán cà phê sân thượng cổ kính ở Paris, cho đến vùng nông thôn yên bình đẹp như tranh vẽ, vườn nho trải dài ở Burgundy, Loire,… Trong khi đó, French Riviera tự hào với bãi biển cát trắng mịn, làn nước trong xanh, dãy Alps và Pyrenees hấp dẫn du khách bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, còn Xứ Basque hứa hẹn mang đến những chuyến phiêu lưu ngoài trời thú vị.
Dưới đây là một số điểm đến du lịch Pháp nên ghé thăm khi xem Olympic:
Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Pháp xem Olympic, ngoài những trận đấu gay cấn hãy dành thời gian khám phá khu vực dãy núi Alps. Khu vực phía Bắc có đỉnh Mont Blanc cao 4.810m và các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết như Chamonix, Courchevel và Val d'Isere. Trong khi phía nam thấp hơn, có nhiều thảm thực vật khô, lý tưởng để đi bộ đường dài, đạp xe địa hình,…
Văn hóa ẩm thực và rượu vang nổi tiếng thế giới của Pháp đang chờ đợi bạn khám phá cho dù bạn dự định ghé thăm vùng nào. Pháp tự hào có nhiều món ăn ngon từ bánh mì baguette giòn cho đến phô mai địa phương béo ngậy, những cửa hàng bánh ngọt đầy nghệ thuật hay các món ăn truyền thống của vùng đầy sáng tạo.
Mỗi khu vực có đặc trưng ẩm thực riêng. Du lịch Paris xem Olympic là cơ hội để bạn thưởng thức nhiều nhà hàng gắn sao Michelin danh giá nhưng cũng là nơi tuyệt vời để thưởng thức các món ăn đường phố rẻ tiền và các món nướng ngon miệng. Provence nổi tiếng với hải sản và những khu chợ tràn ngập sản phẩm tươi ngon, đầy màu sắc. Miền Tây Nam thu hút đông đảo du khách nhờ món nấm truffle, đặc sản vịt, ngỗng và các loại phô mai đặc biệt. Brittany và Normandy nổi tiếng với hàu và động vật có vỏ tươi ngon nhất đất nước cũng như bơ kem, bánh ngọt địa phương và caramen muối.
Trong khi đó, các chuyến thăm tới các vùng như Burgundy, Champagne, Loire và Bordeaux mang đến cho du khách cơ hội nếm thử rượu vang và tham quan hầm, xưởng sản xuất rượu vang. Normandy và Brittany nổi tiếng với rượu táo tuyệt vời.
Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, vì thế việc ăn uống của chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ “no đủ” mà nó còn được nâng tầm lên một mức độ mới. Đó là ăn uống phải “hưởng thụ”, phải ăn những món thật “hiếm”, thật “lạ”, thật “bổ” và không phải ai cũng có thể ăn được.
Lòng tham ăn vô độ đã biến những con vật hiền lành, thôn quê như lợn, gà, vịt, bò,… giờ không còn đủ sức hấp dẫn vị giác của một số người thích “hưởng thụ” những của ngon vật lạ của thế gian nữa. Họ tìm đến những con vật to lớn hơn, hoang dã hơn và đặc biệt là phải “hiếm”. Có như thế mới xứng với tầm và địa vị của họ. Và thế là rắn, hổ, tê giác một sừng,… được đưa vào tầm ngắm.
Rắn để cả con rồi ngâm rượu. Hổ bị xẻ nhỏ để nấu cao. Tê giác bị giết để lấy sừng… Còn hàng trăm, hàng ngàn những sinh vật hoang dã khác đã bị con người giết hại một cách dã man để thoả mãn cho những khoái lạc tầm thường của họ.
Đức Phật không bắt ép các con của người ăn chay hay ăn mặn vì nó chỉ là phương tiện giúp cho chúng ta tồn tại và sinh tồn mà thôi. Tuy nhiên, khi ở trong hoàn cảnh mà chúng ta đã quá no đủ về cả vật chất lẫn tinh thần mà chúng ta vẫn không thoả mãn, tiếp tục tìm đủ mọi cách để giết hại các loài sinh vật hoang dã khác thì đó chính là một “tội ác”.
Điển hình cho điều này là việc sử dụng sừng của tê giác để chữa bệnh. Không biết những lời đồn thổi rằng sừng tê giác có thể chữa được bách bệnh từ bệnh nhẹ như đau đầu, còi xương đến các bệnh nặng như tim, ung thư,… được xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng một đồn mười, mười đồn trăm khiến cho sừng tê giác trở thành một thứ “thần dược” có giá trên trời. 1 kg bột sừng tê giác có thể được bán với giá hơn 1 tỷ đồng. Cái giá này có thể làm mờ mắt bất cứ ai nên những kẻ săn tê giác mù quáng ngày đêm đi kiếm tìm thứ bột có giá trị ngang bằng với vàng ấy.
Những kẻ săn trộm tại Nam Phi thường xuyên dùng cưa máy để cắt sừng tê giác. Chúng cắt sừng khi những con tê giác còn sống và để lại những lỗ thủng đầy máu trên đầu những con vật may mắn sống sót. Thỉnh thoảng chúng bắn chết tê giác dù biết rằng sừng tê giác có thể mọc trở lại trong vòng hai năm. Để hạn chế tình trạng này, giới chức và các tổ chức bảo tồn tại Nam Phi đã nghĩ ra cách cắt sừng tê giác để bảo vệ chúng. Nhưng ngay cả khi gặp tê giác bị cắt sừng, bọn săn trộm vẫn nhẫn tâm giết chúng để lấy đi phần sừng còn sót lại.
Điều đau lòng và xót xa nhất là sừng của những con tê giác bị giết hại một cách dã man và tàn nhẫn ấy lại được cấu tạo nên từ keratin – một loại protein tồn tại ngay trong tóc và móng tay, móng chân của con người. Nếu tin rằng sừng tê giác có thể chữa được bách bệnh thì chẳng phải những vị bác sĩ ngoài kia sẽ phải về hưu non cả ư? Và thay vì phải tàn ác kết liễu đi một sinh mạng thì tại sao chúng ta không gặm chính móng tay, móng chân của mình để chữa bách bệnh.
Nếu tin rằng sừng tê giác có thể chữa được bách bệnh thì chẳng phải việc gặm chính móng tay, móng chân của bản thân sẽ có thể giúp chúng ta sống đến bách niên giai lão, sức khoẻ vô song hay sao?
Trong Kinh, Đức Phật đã chỉ ra 10 loài vật đặc biệt mà con người không nên giết hại để ăn thịt, đó là: thịt người, voi, chó, ngựa, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu. Lý do vì chúng là những con vật nuôi gần gũi với con người, vì thế nên chúng cũng có giác linh vậy.
Còn không ăn thịt rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu vì người ta tin rằng ai ăn thịt những loài thú rừng nguy hiểm này sẽ toát ra một mùi đặc biệt có thể khiến cho các con vật đồng loại tấn công người đó để trả thù.
Như ngày nay khoa học đã chứng minh, hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thống thần kinh như con người. Chúng cũng có những cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi và giận giữ như chúng ta. Khi sợ hãi chúng cũng giống như con người là nhịp tim đập mạnh, áp xuất máu lên cao, hơi thở hổn hển. Chúng đều muốn sống như chúng ta. Vậy có nên vì ngon miệng mà chúng ta đẩy biết bao sinh mạng vào hoàn cảnh khốn khổ như vậy suốt cả cuộc đời chăng?
Đạo Phật xem sự sống là tối thượng, là trên tất cả. Hết thảy cái gì có sự sống, có cảm giác và tự cử động được, từ con giun, con dế đến con bò, con voi,…thì người Phật tử phải dốc lòng bảo vệ sự sống ấy. Mặc dù Đức Phật có thể đã cho phép hàng Tỳ Kheo ăn thịt trong một số điều kiện đặc biệt nào đó, ở một thời điểm hay một nơi nào đó, nhưng điều chủ yếu của giáo lý đạo Phật là Từ Bi đối với mọi loài chúng sanh, thương xót tất cả muôn loài chúng sanh. Vì thế, nếu thực phẩm có sự chết của chúng sanh thì tốt hơn là không nên ăn. Do đó mới gọi Đạo Phật là đạo từ bi.
Vậy mà chỉ vì u mê, vô minh tăm tối che lấp mà con người đang ngày ngày tự cho mình cái quyền được tự do tước đi mạng sống của những sinh vật khác. Đến ngay cả những loài động vật hoang dã cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Điều này gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho hệ sinh thái môi trường hiện nay. Điển hình là loài tê giác một sừng đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam và chỉ còn vài chục cá thể rải rác trên khắp thế giới. Hệ sinh thái môi trường đang bị mất cân bằng một cách trầm trọng nếu như tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.
Vậy đứng trước thực trạng nhức nhối này, những người phật tử chúng ta cần có trách nhiệm và hành động như thế nào? Chúng ta hãy thực hiện theo phương châm 3 không:
Không tiếp tay cho các hành động buôn bán động vật hoang dã.
Không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Không quảng bá, tuyên truyền mua bán các động vật hoang dã.
Chính những hành động này đã giúp cho hạt giống từ bi của Đức phật được ươm mầm trên khắp thế gian. Vì lòng từ bi không sát hại chúng sinh, người Phật tử ăn chay không những có được những lợi ích trong hiện tại mà cả trong đời sống tương lai nữa. Với hiện tại thân thể chúng ta được mạnh khỏe, nhẹ nhàng, bớt bệnh tật, giúp cho việc học hành cũng như việc tu hành dễ dàng hơn. Với tương lai, chúng ta sẽ không bị quả báo do không tạo nhân giết hại. Hơn thế, có rất nhiều nhà chính trị, kinh tế và khoa học đang nghiên cứu cách thức làm giảm bớt chiến tranh. Một trong các giải pháp lâu dài là kêu gọi mọi người đừng phá huỷ môi sinh, đừng làm ô nhiễm nước uống và không khí, mà ăn chay là một trong những phương cách hữu hiệu để bảo vệ môi sinh. Ăn chay để bảo vệ môi trường sinh sống, để tâm từ bi và tâm không sát hại phát triển trong lòng từ trẻ em đến người lớn, đó là một trong những phương pháp có thể giúp mang lại hoà bình an lạc.
Điều cuối cùng tôi muốn gửi gắm đến mọi người đó chính là kinh Phật dạy có hai nguyên tắc quan trọng là Tuỳ Duyên và Bất Biến.
Tuỳ Duyên là tuỳ theo hoàn cảnh, thời tiết nhân duyên mà thay đổi các phương tiện cho thích hợp.
Còn Bất Biến là không được thay đổi những yếu lý quan trọng như đặc tính từ bi và bình đẳng hay như giới luật của Đạo Phật, không ai được vi phạm dù ở không gian hay thời gian nào. Việc ăn chay cũng vậy. Đạo Phật không chủ trương ăn chay cũng như không chủ trương ăn mặn. Tuỳ hoàn cảnh phong tục địa phương, tuỳ thời tiết nhân duyên mà phương tiện ứng dụng tu hành, nhưng vẫn phải giữ đúng giới luật, vẫn phải giữ đúng yếu lý từ bi và bình đẳng đối với mọi loài chúng sinh.
Giới Không Sát Sinh là giới thứ nhất của tất cả các hàng phật tử xuất gia lẫn tại gia là giới không được giết hại chúng sinh. Phật tử không những không sát sinh mà còn phải lo phóng sinh, cứu mạng sống cho cầm thú, tôn trọng sự sống muôn loài, do đó nên ăn chay, không làm các điều ác, làm các điều lành và tự thanh tịnh tâm.
Việc sát sinh để phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của bản thân chúng ta cũng được đức Phật khuyên bảo rằng nên tiết chế, huống chi là việc giết hại những loài vật hoang dã để thỏa mãn những khoái lạc và ham thích của bản thân. Những hành động của cá nhân nhưng lại có sức phá hoại đến cả toàn cầu và ảnh hưởng xấu đến hàng ngàn thế hệ về sau. Hạt giống từ bi đã có sẵn ngay đây, nơi tâm hồn và trái tim của bạn. Hạt giống ấy có thể nảy mầm hay không tất cả nằm ngay nơi hành động của bạn!
"Chớ có sát sinh, chớ có khuyến khích sát sanh, chớ có chấp nhận sát sanh, chớ có làm hại các sinh vật nhỏ bé trong nước, thậm chí chớ có đạp trên cỏ xanh".