Người Nông Dân Làm Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Gia

Người Nông Dân Làm Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Gia

Trong số hàng trăm hồ sơ đăng ký tham gia khởi nghiệp do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) khởi xướng, số hồ sơ gọi là “liên quan một chút” tới lĩnh vực nông nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong số hàng trăm hồ sơ đăng ký tham gia khởi nghiệp do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) khởi xướng, số hồ sơ gọi là “liên quan một chút” tới lĩnh vực nông nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Muốn làm nông cũng phải có kiến thức

Triệu Quý (28 tuổi, quê Thái Nguyên), đang làm việc ở nông trại vùng Margaret river, Tây Úc, cho biết: “Muốn đi qua làm nông không phải chuyện đơn giản. Bạn phải có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.0, phải có sẵn khoảng 20 triệu đồng để làm thủ tục, giấy tờ và những chi phí khác. Mình cũng đã có kinh nghiệm làm nông từ nhỏ nên mới tự tin qua đây".

Quý thu hoạch chanh ở nông trại tại TP.Mildura, bang Victoria, Úc.

Quý cho biết theo diện visa 462 (lao động và nghỉ dưỡng), người trẻ từ 18-30 tuổi được phép sang Úc lao động, có xác nhận đã học đại học, cao đẳng. Nếu mong muốn làm trong các nông trại, bạn còn cần phải có nhà thầu nhân sự uy tín, đảm bảo luôn có việc làm cho mình.

Lương trung bình Quý nhận được hằng tháng là 50 triệu đồng. Đi làm nông trại tại nước ngoài còn mang lại cho Quý những trải nghiệm thú vị về những người địa phương thân thiện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vẫn phải học tốt tiếng Anh để không bị cô lập, gây ra stress cho bản thân.

Nguyễn Thị Xuân (26 tuổi, quê Hà Nội) cũng là người làm trong một nông trại tại Úc theo diện nhân lực có tay nghề. Mỗi ngày làm 8 tiếng, Xuân được nghỉ 45 phút buổi trưa. Công việc của Xuân là chọn lọc kỹ, đóng gói thật đẹp cho loại nho Ralli đắt và quý hiếm. Đến lúc thu hoạch, Xuân tỉa những quả hư hỏng, không đúng màu.

Giống nho Ralli ở Úc đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao để chăm sóc, thu hoạch, đi kèm mức lương tốt

Năm 2017, khi vừa tròn 18 tuổi, Xuân xin visa 462 cho người lao động để sang Úc làm nông. Khi đang làm việc tại một nông trại, được 3 tháng, không thể nâng cao tay nghề vì chưa từng làm nông, Xuân bị chủ nông trại phàn nàn, đành tạm về nước. Xuân mất 50 triệu đồng bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. Vì yêu cuộc sống ở Úc, cô về Việt Nam ôn thi, quyết định tham gia học cao đẳng ngành nông lâm, và tiếp tục xin qua Úc làm việc được hơn 3 năm.

“Lần bị yêu cầu trở về nước, mình đã rất sợ hãi. Vì thế, mình tìm hiểu, dù bất kỳ làm công việc gì tại Úc, bạn đều cần phải có bằng cấp. Mình nghĩ, học tập vẫn luôn là điều ưu tiên của các bạn trẻ trước khi quyết định đi làm kiếm tiền”, Xuân kể.

Làm việc nông trại yêu cầu sức khoẻ và sự bền bỉ

Lê Thu Hân (20 tuổi) đang là du học sinh tại ĐH Yonsei (Seoul, Hàn Quốc), vì muốn kiếm thêm thu nhập nên trong những ngày nghỉ hè đã xin vào làm nông trại. Đa số nông trại tại Hàn Quốc đều cách xa trung tâm thành phố khoảng 100km. Vì vậy, mỗi ngày đi làm, Hân phải dậy từ lúc 4 giờ sáng đi với xe đưa rước của nông trại để tới nơi làm việc.

Hân được đi khắp các nông trại ở Hàn Quốc để hái dâu, hái táo, trồng tỏi… Nhưng cũng có những ngày Hân chỉ đi hái lá táo là đã kiếm được tiền. Mỗi sáng sẽ được quản lý nông trại phát một gói mì tôm để ăn, buổi trưa người lao động tự ăn cơm riêng. Khi làm công việc hái lá táo, Hân phải cực kỳ nhẹ tay, tránh làm rụng quả. 10 tiếng làm việc, Hân được khoảng 1,5 triệu đồng.

Hân cho biết, ở Hàn Quốc vào tháng 5 đến tháng 6 rất nhiều nông trại tuyển lao động thời vụ. Chỉ trong 2 tháng, người trẻ có thể kiếm được gần 50 triệu đồng. Còn những người làm cố định, toàn thời gian. Mỗi tháng thu nhập trung bình 40 triệu đồng, được cung cấp chỗ ở.

Tuy nhiên, vì sức khoẻ yếu, cuối tháng thứ 2, gần hết hợp đồng, Hân đã cảm thấy chán nản. Một hôm, vì cảm thấy mệt mỏi, Hân không thể thức dậy sớm đi làm. Dù đã xin phép người quản lý, nhưng Hân vẫn bị trừ 50% lương và không được tiếp tục làm. Trong hợp đồng quy định, có những ngày cao điểm, người lao động không được phép nghỉ nếu không có giấy xác nhận đau ốm của bệnh viện hoặc gặp vấn đề lớn trong gia đình.

"Làm nông cũng như bao công việc khác, cần thể lực nhiều hơn và làm trong môi trường nắng, gió. Đối với người yêu thiên nhiên thì đó lại là một công việc mang lại niềm vui. Đối với mình lại là quá sức, vì mình chưa biết chút gì về lao động ở những nông trại, nông trường", Hân ngậm ngùi kể.

Trần Thuý Linh (27 tuổi, quê Gia Lai) làm việc tại một công ty chuyên sản xuất rau hữu cơ của Nhật Bản đặt tại Đài Loan. Linh mong muốn đến Đài Loan để làm việc lấy kinh nghiệm. Dù học và làm đúng chuyên ngành, nhưng Linh vẫn chưa được làm việc tại các nông trường lớn, có địa hình khó. Vì địa hình vùng núi, lại đòi hỏi thao tác, di chuyển linh hoạt, trong lúc đi bộ vận chuyển rau giống, Linh trượt chân ngã gãy tay. Linh mất 1 tháng tiếp theo để chữa trị và hồi phục.

"Làm công việc gì cũng phải có hiểu biết, hiểu cả về nghề lẫn sự tương tác với những người trong nghề. Mình nghĩ mọi khó khăn, rắc rối đều bắt nguồn từ thiếu hiểu biết. Một khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dù đi đâu hay làm gì cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều", Linh chia sẻ.

Làm nông nghiệp tại những quốc gia lớn, nhiều bạn trẻ có kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thành phẩm

Lê Vạn Hiền (30 tuổi, quê Đắk Lắk) làm việc nông nghiệp hơn 3 năm tại Úc. Anh cũng đã có dịp đi hết Đông Nam Á cùng nhiều quốc gia khác trong 7 năm qua để hiểu cuộc sống lao động tại nước ngoài.

Hiền cũng là một người năng nổ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ trên mạng xã hội khi có ý định sang nước ngoài làm nông nghiệp. Đối với Hiền, nông nghiệp tại Úc mang lại rất nhiều trải nghiệm mới. Những khoảnh khắc một mình trên công nông lái tự động, thu hoạch 1.000 ha nông sản khiến cậu hài lòng về việc ra nước ngoài làm nông.

"Công việc là sự lựa chọn. Chọn công việc phù hợp với khả năng của mỗi người thì sẽ không có vấn đề quá lớn xảy ra. Phải xác định được lý do tại sao bạn phải ra nước ngoài. Nếu đến để trải nghiệm, tinh thần thoải mái, mọi khó khăn cũng không phải là vấn đề", Hiền khẳng định.

Công ty TNHH New Hope Bình Định:

Sau một thời gian thi công, Công ty TNHH New Hope Bình Định đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng và các hạng mục khác tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa (phường Nhơn Hòa - thị xã An Nhơn), chuẩn bị khánh thành, chính thức đi vào sản xuất. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Lưu Ba, Tổng Giám đốc Công ty TNHH New Hope Bình Định, về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) này.

* Xin ông cho biết đôi điều về Tập đoàn New Hope cũng như Công ty TNHH New Hope Bình Định?

- New Hope là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đứng thứ 3 trên thế giới và thứ nhất Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm (TAGSGC). Hiện tập đoàn có 350 công ty ở Trung Quốc và hơn 20 công ty con trên khắp thế giới như ở Việt Nam, Campuchia, Philippines, Indonesia, Bangladesh, Srilanka, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Phần Lan… với khoảng 80.000 công nhân viên, doanh số kinh doanh đạt trên 10 tỉ USD/năm. Trong số đó, tại Việt Nam đã xây dựng được 5 nhà máy sản xuất TAGSGC ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Tháp, Bình Định, hiện đang đầu tư nhà máy thứ 6 tại Bắc Giang. Ngoài ra, còn một công ty chuyên ấp trứng con giống tại tỉnh Bắc Ninh. Nhờ chất lượng tốt và giá cả hợp lý, sản phẩm của New Hope ngày càng nhận được sự đón nhận của đông đảo các nhà chăn nuôi Việt Nam. Tập đoàn New Hope mong được đồng hành cùng quý khách hàng, để mở rộng phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, và cùng hướng tới một hy vọng mới.

Công ty TNHH New Hope Bình Định do Tập đoàn New Hope đầu tư tại KCN Nhơn Hòa, là DN FDI hoạt động theo Luật DN, Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập DN số: 352043000137 do BQL Khu Kinh tế tỉnh Bình Định cấp, chứng nhận lần đầu ngày 20.12.2011, vốn đầu tư hơn 5 triệu USD, mỗi năm sản xuất 100 ngàn tấn TAGSGC. Công ty sản xuất và tiêu thụ 38 loại TAGSGC chất lượng vừa và cao cho heo, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ, cút… Sản phẩm của công ty được tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.

* Vì sao New Hope lại chọn đầu tư sản xuất kinh doanh tại Bình Định?

- Trong những năm gần đây, nhờ có những chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, thể hiện qua việc ban hành một số luật, nghị định rất sát thực, bình đẳng, áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế trong nước cũng như nước ngoài... đã mở cửa đột phá lớn cho tất cả các loại hình kinh doanh trong cả nước có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Mặt khác, tại khu vực miền Trung, Bình Định là tỉnh có diện tích và dân số khá lớn, nằm trên trục hành lang mang tính chất chiến lược với quốc lộ 1A đi qua suốt chiều dài của tỉnh, quốc lộ 19 là trục hành lang Đông Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. Bình Định có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, là trung tâm trên các tuyến vùng nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, có nguồn nhân lực dồi dào, nhiệt tình, cần cù...

Sau một thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế, công ty chúng tôi đã quyết định chọn Khu công nghiệp Nhơn Hòa - Bình Định là điểm dừng chân, bởi vì ở đây hội đủ những điều kiện mà các nhà đầu tư mong muốn. Điều quan trọng nữa là thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty chủ yếu là các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; trong đó, Bình Định là tỉnh đứng đầu về số trang trại chăn nuôi tập trung cũng như sản lượng chăn nuôi heo và gia cầm.

* Ông có thể cho biết thêm về quy mô, tiến độ đầu tư và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời gian đến?

- Tổng diện tích nhà máy của Công ty TNHH New Hope Bình Định là 43.695m2, đã xây dựng xong giai đoạn I với diện tích hơn 14.000 m2; công suất 100 ngàn tấn sản phẩm/năm. Tháng 9.2012 cơ bản hoàn thành công trình xây dựng; bắt đầu lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tháng 2.2013 chạy thử và điều chỉnh hệ thống thiết bị. Ngày 4.3.2013 sản xuất được sản phẩm đúng tiêu chuẩn đăng ký. Ngày 19.5.2013 tổ chức lễ khai trương nhà máy.

Bước đầu với quy mô phù hợp điều kiện thực tế, DN tin tưởng sẽ phát huy được hiệu quả kinh tế ngay từ những năm đầu. Với ưu thế sản phẩm được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu chọn lọc, nhập khẩu, có chất lượng tốt, sản xuất bằng phương pháp tự động hóa và công nghệ tiên tiến, đã được các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở miền Trung Việt Nam, kế hoạch trong vài năm tới khi đã ổn định được thị trường tiêu thụ, DN sẽ tiếp tục đầu tư thêm giai đoạn II, mở rộng quy mô sản xuất lên 200 ngàn tấn/năm, đầu tư thêm các trang trại nuôi ấp con giống, phát triển thêm hệ thống gia công chế biến thịt GSGC… để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Về mặt xã hội, công ty đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, ưu tiên cho lao động tại địa phương, từng bước ổn định đời sống người lao động. Hiện nay, tuy mới thành lập chưa lâu, nhưng mức thu nhập bình quân của công nhân viên gần 4 triệu đồng/người/tháng, người lao động sau khi thử việc 3 tháng đều được ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Công ty luôn mong muốn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động để họ có thể an tâm và gắn bó lâu dài với DN.