Dưới đây là số liệu 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn)
Dưới đây là số liệu 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn)
Từng là nước nhập khẩu gạo, Brazil đã tiến hành cải tiến và đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo nhờ vào việc mở rộng canh tác. Trong năm 2019, Brazil đã xuất khẩu khoảng 620.000 tấn gạo. Con số này tiếp tục tăng mạnh và đạt khoảng 1 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2020, thu về 400 triệu USD. Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu của Brazil gồm Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica.
Không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia có nền Nông nghiệp lớn như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Brazil,…đều là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (tính đến năm 2023). Thông tin cụ thể về các nước XK gạo cập nhật dưới đây:
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí số 1 trong TOP các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2022. chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu. Thị trường xuất khẩu gạo Ấn Độ non-basmati chủ yếu là các nước Châu Phi và Châu Á; còn với gạo basmati cao cấp chủ yếu xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.
Hiện nay, dự trữ gạo của nước này hiện cũng đạt mức cao kỷ lục. Về mức tiêu thụ gạo của Ấn Độ thì dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 2.3 triệu tấn vào năm 2022. Khối lượng xuất khẩu gạo Ấn Độ được dự báo sẽ giảm 2.25 triệu tấn so với năm ngoài trước sự suy giảm thương mại toàn cầu.
Thái Lan là quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 2 trên thế giới (7,54 triệu tấn) chỉ sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu là Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo USDA, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2021 của Thái Lan dự kiến rơi vào khoảng 6.1 triệu tấn, tăng 400.000 tấn gạo so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, gạo thơm Hom Mali của Thái còn được xếp vào loại gạo ngon nhất thế giới. Điều này càng giúp cho gạo của Thái Lan giữ được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Việt Nam hiện đang là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước. Do đó, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 4 năm nay, xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, kim ngạch 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và 54,5% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Với mức giá này, giúp gạo Việt Nam vượt Thái Lan, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới, cũng là mức giá cao nhất trong 2 năm qua. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU và Hoa Kỳ. “Bức tranh” XK gạo những tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm sáng khi đơn hàng xuất khẩu lẫn giá bán sang nhiều thị trường tăng mạnh.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo, lương thực lớn nhất thế giới. Đồng thời, lượng dự trữ gạo ở quốc gia này cũng rất cao. Đây là thị trường Là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn nhất và chiếm một vai trò quan trọng đối với việc xuất và nhập khẩu. Đây cũng là quốc gia nhập khẩu gạo rất lớn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đóng gói,…
So với năm trước, Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng mức tăng dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu. Dự báo tổng tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã tăng từ 5.4 triệu tấn, đẩy tổng lượng gạo tiêu thụ tổng thể lên 155.7 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…
Hoa Kỳ là cường quốc về các ngành công nghiệp dầu lửa, sắt thép, ô tô,…cùng với nền khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc. Nhưng nền nông nghiệp của đất nước cờ hoa vẫn được đầu tư và phát triển vượt bậc. Theo USDA, XK gạo của Hoa Kỳ trong năm 2022 sẽ giảm xuống khoảng 2.5%, khoảng 2.88 triệu tấn bởi do nguồn cung giảm đã đẩy giá thành tăng cao.
Mặc dù là quốc gia thường xuyên xảy ra các quốc khủng hoảng lương thực nhưng Pakistan luôn duy trì hoạt động xuất khẩu gạo quốc tế, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất của đất nước này. Gạo Basmati cao cấp của Pakistan đang là loại gạo cạnh tranh mạnh với Ấn Độ. Nhưng vẫn được EU ưa chuộng hơn nhờ cân đối được hoạt chất tricyclazole và carbendazim trong gạo.
Theo số lượng thống kê, trung bình mỗi năm Italia sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn gạo, trong đó phần lớn sẽ được xuất khẩu sang các thị trường EU. Trong năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo của Italia đã đạt hơn 780 nghìn tấn.
Uruguay – Dẫn đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Mỹ Latinh. Kinh tế của Uruguay chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nông sản. Do đó, việc Uruguay nằm trong top các nước XK gạo lớn nhất thế giới là điều rất dễ hiểu. Giai đoạn 2020 – 2021, Uruguay đã xuất khẩu khoảng hơn 780.000 tấn gạo. Thị trường chính của quốc gia này là Brazil.
Brazil từng được biết đến là quốc gia chuyên phải đi nhập khẩu gạo từ nước ngoài. Đến nay, Brazil đã nằm trong TOP những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhờ các chính sách cải tiến khoa học kỹ thuật và mở rộng hoạt động canh tác. Thị trường xuất khẩu chính của Brazil là Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica.
Quốc gia đứng thứ 10 trong danh sách quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới là Campuchia. Giai đoạn 2020-2021, quốc gia này đã cho xuất khẩu khoảng 1.45 triệu tấn gạo đến khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị trường chính của quốc gia này là Trung Quốc, EU và một số nước khu vực Asean.
Việt Nam xuất khẩu gạo thứ mấy thế giới ? Theo USDA, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2021. Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.
Hiện nay, hạt gạo Việt có mặt trên hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng khối lượng và kinh ngạch xuất khẩu gạo Việt trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 5.7 triệu tấn với 3 tỷ USD. Riêng tháng 11/2021, giá gạo xuất khẩu rơi vào khoảng 527.28 USD/tấn, tăng 7%; trong khi đó giá gạo trong nước vẫn giữ mức ổn định.
Cục An toàn thực phẩm (VFA) cũng dự báo sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tiếp tục đạt trên 6 triệu tấn vào năm 2022. Theo nhiều doanh nghiệp, thời điểm cuối năm và cận Tết nguyên đán là khoảng thời gian thấp điểm, hoạt động xuất khẩu có xu hướng chậm lại. Dù các doanh nghiệp đã chủ động hơn đối với các đơn hàng xuất khẩu đến quý I/2022, giá tàu biển vẫn rất cao, ảnh hưởng nhiều việc vận chuyển và nguồn hàng cung ứng.
Là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn nhất. Tỷ lệ dự trữ cũng rất cao. Xét về tổng thể, thị trường này chiếm một vai trò quan trọng đối với việc xuất và nhập khẩu. Các nước xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…
So với năm trước, Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng mức tăng dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu. Tổng tiêu thụ gạo của nước này dự báo tăng từ 5.4 triệu tấn, đẩy tổng lượng gạo tiêu thụ tổng thể lên 155.7 triệu tấn. Đồng thời việc sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi và phục vụ ngành công nghiệp vẫn chiếm đa số mức tăng dự kiến của nước này giai đoạn 2021-2022.
Đáng chú ý là Lệnh 248, 249 đối với các loại nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đóng gói,… lần lượt được đưa ra. Quy định này mở ra thách thức mới cho các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tỷ dân.