Sáng 15/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Thanh Sơn (Kim Bảng) tổ chức ngày hội TDBVANTQ năm 2024.
Sáng 15/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Thanh Sơn (Kim Bảng) tổ chức ngày hội TDBVANTQ năm 2024.
Số tiền Nenkin bạn phải nộp phụ thuộc vào loại Nenkin của bạn. Dưới đây là thông tin chi tiết về hai loại Nenkin được sử dụng phổ biến nhất:
Nenkin quốc gia: Mức phí cố định 16.590 yên/tháng (năm 2022) cho tất cả mọi người từ 20 đến dưới 60 tuổi sinh sống tại Nhật Bản, bất kể quốc tịch. Mức phí này có thể được giảm nếu bạn có thu nhập thấp hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ khác.
Nenkin nhân viên: Tỷ lệ cố định 18,3% của tổng thu nhập (lương + tiền thưởng) được chia đều giữa bạn và công ty. Mức phí này có thể cao hơn nếu bạn làm việc cho công ty nhỏ hoặc tự doanh.
iDeCo (Lương hưu đóng góp xác định theo loại cá nhân) và NISA (Tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon) là hai chương trình tài chính cá nhân được Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và hỗ trợ nhằm giúp mọi người tiết kiệm và đầu tư cho tương lai.
iDeCo là hệ thống tiết kiệm hưu trí cá nhân dựa trên nguyên tắc đóng góp cố định hàng tháng để tích lũy quỹ hưu trí. Người tham gia iDeCo có thể được giảm thuế và các ưu đãi khác từ Chính phủ Nhật Bản.
NISA là hệ thống tiết kiệm đầu tư cá nhân nhằm mục đích tăng cường tích lũy tài sản cá nhân. Người tham gia NISA có thể được giảm thuế và lợi nhuận miễn thuế khi đầu tư vào một số tài sản nhất định.
Dựa trên những thông tin trên, việc hiểu rõ về hệ thống lương hưu tại Nhật Bản sẽ giúp người dân có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị cho tương lai tốt hơn. Với sự quan tâm, hỗ trợ từ chính phủ, người lao động làm việc tại Nhật Bản có thể yên tâm hơn khi nhận lương hưu và tiếp tục cuộc sống.
Bẩm các cụ mợ, như tiêu đề, em mở thớt xin ý kiến các cụ mợ về trường Trần Quốc Tuấn, trực thuộc Học Viện Khoa học Quân Sự, do trên mạng ít thông tin quá ạ. Chả là có thằng cháu giai, hai anh em nó đang ở với bà nội (là mẹ em). Bố nó làm ăn ở nước ngoài thi thoảng mới về được 1 - 2 tháng, mẹ ở cách 60km thi thoảng về thăm. Thằng này đang tuổi nổi loạn, đánh nhau, bỏ học, hút thuốc, tụ tập, lấy tiền mua điện thoại bị túm được nhưng nhất định ko nhận là của nó, ... vân vân mây mây đủ chuyện. Nhà em làm đủ cách, đối thoại, nói chuyện từ nặng đến nhẹ, nhưng nó tuyệt nhiên ko chịu giao tiếp, hỏi nhất định ko nói và nhất định ko bao giờ nhận tội. Nói chung khá là bất lực. Em mới tìm hiểu thì thấy có trường TQT này nhận đào tạo, giáo dục học sinh lứa tuổi cấp 2, cấp 3 theo mô hình quân đội, học nội trú và cuối tuần được về nhà (với điều kiện được gia đình bảo lãnh cam kết), nhưng tìm hiểu sâu hơn về môi trường giáo dục thì ko thấy có nhiều thông tin. Vậy em mạn phép, các cụ/mợ có thông tin thêm về ngôi trường này thì cho em xin với ạ. Và liệu có nên cho cháu nó theo học trường này không? Vì em nghĩ chắc cũng có nhiều gia đình giống như nhà em, con cháu ngỗ ngược quá mới nghĩ đến chuyện tống nó vào môi trường quân đội để rèn luyện. Em cảm ơn ạ.
(Bqp.vn) - Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 07/11/2022, với nội dung: “Hiện nay, theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nhóm sĩ quan từ Trung tá trở xuống có từ đủ 20 năm công tác đối với nữ và 25 năm công tác đối với nam được nghỉ hưu. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội quy định phải có từ đủ 30 năm công tác (đối với nữ), 35 năm công tác (đối với nam) mới được hưởng 75% lương hưu nên nhóm đối tượng này không đủ điều kiện được hưởng mức lương hưu với tỉ lệ tối đa; đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét có chế độ hưu trí đặc thù đối với sĩ quan Quân đội” (Câu số 22).
Ngày 20/12/2022, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:
Trước hết, cần thống nhất về nhận thức, hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan không phải là tuổi để nghỉ hưu. Sĩ quan khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ, phục vụ Quân đội theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nếu Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì được thôi phục vụ tại ngũ theo một trong 04 hình thức: Nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh. Mỗi hình thức thôi phục vụ tại ngũ có điều kiện cụ thể khác nhau; sĩ quan đủ điều kiện theo hình thức nào thì được thực hiện thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức đó; không phải cứ hết tuổi phục vụ tại ngũ thì đều được nghỉ hưu.
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, từ năm 2018 trở đi đối với nữ và từ năm 2022 trở đi đối với nam, để được hưởng mức lương hưu tối đa 75% khi nghỉ hưu thì bắt buộc thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải đủ 35 năm trở lên đối với nam và đủ 30 năm trở lên đối với nữ. Quy định này là nguyên tắc đóng - hưởng của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được áp dụng đối với tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mặt khác, thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của sĩ quan thông thường được tính từ khi nhập ngũ, tuyển dụng đến khi thôi phục vụ tại ngũ; do vậy, thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của sĩ quan liên quan trực tiếp đến hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan. Tuy nhiên, hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo từng cấp bậc quân hàm của sĩ quan do Luật Sĩ quan quy định, bảo đảm phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, tổ chức biên chế và nhu cầu bố trí, sử dụng của Quân đội. Ngoài các quy định chung về chính sách đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành có những quy định ưu đãi đối với quân nhân (trong đó có sĩ quan), như: Về điều kiện liên quan đến tuổi nghỉ hưu thấp hơn so với cán bộ, công chức nhà nước có cùng điều kiện lao động hoặc nghỉ hưu theo điều kiện quy định của Luật Sĩ quan, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thời gian hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian thực tế điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền (kể cả nội trú và ngoại trú); mức hưởng chế độ ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm…
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đang tiếp tục được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung theo chủ trương cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo giao cơ quan chức năng tiến hành rà soát những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quân đội để phối hợp tham gia nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương để trả lời cử tri.
Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn đứng chân tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Trường do Học viện Khoa học quân sự bảo trợ. Tại lễ khai giảng, thay mặt nhà trường, Hiệu trưởng Vũ Xuân Hồng đã báo cáo: Trong năm học vừa qua, công tác giáo dục đào tạo của nhà trường có nhiều đổi mới, bảo đảm chất lượng: 83% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường, 45% giáo viên dạy giỏi cấp cụm và huyện; 13% giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến tăng 5% so với năm học trước; tỷ lệ học sinh đỗ đại học và cao đẳng đạt trên điểm trung bình chung của Thành phố; riêng lớp chất lượng cao 12A thi đỗ 100%. Đặc biệt năm học vừa qua, trường được công nhận là trường Chuẩn Quốc gia. Hoạt động văn hóa, thể thao và giáo dục kỹ năng sống được nhà trường rất quan tâm; chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm môi trường quân đội. Về nhiệm vụ đào tạo quốc tế, nhà trường xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt. Nhà trường vinh dự được Bộ Quốc phòng Lào tặng thưởng "Huy chương anh dũng".
Năm học 2013-2014, nhà trường quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục; lấy chất lượng giáo dục làm tiêu chí cho mọi hoạt động của nhà trường; phấn đấu đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc; tiếp tục giữ vững danh hiệu trường đạt Chuẩn Quốc gia.
Phát biểu tại lễ khai giảng, thay mặt Quân ủy TW, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích của nhà trường trong năm học vừa qua, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào.
Về nhiệm vụ trong năm học mới, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, cuộc vận động “hai không” của ngành giáo dục, thực hiện dạy chữ, dạy người, dạy kỹ năng sống cho học sinh…
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tin tưởng, với sự chăm lo và ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đào tạo địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên và học sinh, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh; Trường THCS – THPT Trần Quốc Tuấn sẽ thu được nhiều thành tích trong năm học 2013-2014, xứng đáng với mái trường mang tên người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Sau đây là những hình ảnh của Lễ khai giảng năm học mới của trường Trần Quốc Tuấn:
Màn trống hội của học sinh trường Trần Quốc Tuấn
Đại tướng Phùng Quang Thanh trong Lễ chào cờ ...
...và gặp gỡ học sinh của trường.
(Nguồn http://daituliem.gov.vn Tin Nguyên Hà - Ảnh Thanh Phương)