- Thông báo tuyển sinh Trường Đại Học Du Lịch Đại Học Huế - Nơi khám phá và phát triển tiềm năng du lịchTrường Đại Học Du Lịch Đại Học Huế thông báo về việc tuyển sinh các chương trình đào tạo liên quan đến tiềmnăng du lịch. Với môi trường học tập đa dạng và các hoạt động ngoại khóa phong phú, chúng tôi cam kết khám phá và phát triển tiềm năng du lịch của sinh viên. Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những trải nghiệm du lịch độc đáo và khám phá những cơ hội mới trong ngành du lịch.
- Thông báo tuyển sinh Trường Đại Học Du Lịch Đại Học Huế - Nơi khám phá và phát triển tiềm năng du lịchTrường Đại Học Du Lịch Đại Học Huế thông báo về việc tuyển sinh các chương trình đào tạo liên quan đến tiềmnăng du lịch. Với môi trường học tập đa dạng và các hoạt động ngoại khóa phong phú, chúng tôi cam kết khám phá và phát triển tiềm năng du lịch của sinh viên. Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những trải nghiệm du lịch độc đáo và khám phá những cơ hội mới trong ngành du lịch.
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÀ TRƯỜNG NHƯ SAU:
Tên gọi theo tiếng việt: Trường Du lịch - Đại học Huế
Tên gọi Theo tiếng Anh: School of Hospitality and Tourism - Hue University (HAT)
Lời kết: Trên đây là thông tin tuyển sinh Trường Đại Học Du Lịch - Đại Học Huế mới nhất do kênh tuyển sinh 24h.vn cập nhật.
Tuyển sinh: Ngành Quản trị kinh doanh
Tuyển sinh: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Tuyển sinh: Ngành Quản trị khách sạn
Tuyển sinh: Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Tuyển sinh: Ngành Du lịch điện tử
Tuyển sinh: Ngành Quản trị du lịch và khách sạn
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế.
Trải qua gần 13 năm hình thành và không ngừng phát triển, ngày 16/11/2020, Hội đồng Đại học Huế đã ra quyết định số 75/QĐ-HĐĐH phê duyệt đề án thành lập Trường Du lịch - Đại học Huế (School of Hospitality and Tourism – Hue University - HUHT).
Sứ mạng: Trường Du lịch – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Quốc gia; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn: Đến năm 2025, phát triển Trường Du lịch – Đại học Huế thành Trường Đại học Du lịch, đào tạo theo định hướng ứng dụng. Đến năm 2030, Trường là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín tiên phong trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Giá trị cốt lõi: Khai phóng – Hội nhập – Chất lượng – Chuyên nghiệp
Triết lý giáo dục: Chất lượng – Chuyên nghiệp – Hội nhập
Mục tiêu chung: Đến năm 2025, phát triển thành Trường Đại học Du lịch, Đại học Huế. Trường là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực du lịch có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuẩn mực, có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách chuyên nghiệp, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, chủ động hội nhập, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Trường Du lịch - Đại học Huế năm 2023 là 950 chỉ tiêu cho tổng cộng 07 ngành đào tạo. Trong đó có 25 chỉ tiêu ngành Quản trị du lịch và khách sạn giảng dạy bằng Tiếng Anh. Điểm nổi bật của các chương trình đào tạo là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Trường Du lịch - Đại học Huế năm 2023 là 950 chỉ tiêu. Trong đó có 25 chỉ tiêu ngành Quản trị du lịch và khách sạn giảng dạy bằng Tiếng Anh.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng cao của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Trường Du lịch - Đại học Huế đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chuyên ngành đào tạo mở ra cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người học để đáp ứng nhu cầu của xã hội, gồm:
- 07 ngành với 11 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về du lịch bao gồm: Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản lý lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lý sự kiện, Truyền thông và Marketing du lịch dịch vụ, Quản trị quan hệ công chúng, Quản trị du lịch và khách sạn, và Du lịch điện tử.
- Điểm nổi bật của các chương trình đào tạo trong Nhà trường là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Xem thêm
Trường Du lịch - Đại học Huế tiến hành tuyển sinh năm 2023 với 02 phương thức xét tuyển bao gồm xét kết quả học tập THPT (xét học bạ - sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở THPT của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12 để xét tuyển) và xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Các tổ hợp đăng ký xét tuyển bao gồm: A00, A01, C00, D01, D10.
Trường Du lịch - Đại học Huế tiến hành tuyển sinh năm 2023 với 02 phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (xét học bạ): 300 chỉ tiêu
+ Trường Du lịch – Đại học Huế sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở THPT của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12 để xét tuyển. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12.
+ Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng nếu có (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm xét tuyển phải ≥ 18,00.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023: 650 chỉ tiêu
+ Thí sinh đăng ký nguyện vọng và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức.
+ Các tổ hợp đăng ký xét tuyển bao gồm: A00, A01, C00, D01, D10.
Xem thêm
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của Trường Du Lịch - Đại Học Huế dự kiến 450.000 đồng/ tín chỉ. Dự kiến học phí mỗi năm tăng bình quân 10%. Bên cạnh đó, trường còn có nhiều suất học bổng khuyến khích học tập loại khá, giỏi, xuất sắc có giá trị cao cho các sinh viên có thành tích học tập tốt và rèn luyện tích cực. Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% từ nguồn thu học phí và tiền cấp bù miễn, giảm học phí hệ giáo dục chính quy.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của Trường Du Lịch - Đại Học Huế dự kiến 450.000 đồng/ tín chỉ. Dự kiến học phí mỗi năm tăng bình quân 10%.
Bên cạnh đó, mức học bổng khuyến khích học tập được quy định cụ thể như sau:
- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng loại khá bằng mức trần học phí hiện hành theo quy định của Đại học Huế đối với ngành sinh viên theo học và theo quy định của nhà trường.
- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm TBCHT đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng loại giỏi bằng 125% mức học bổng loại khá.
- Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm TBCHT đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng loại xuất sắc bằng 150% mức học bổng loại khá.
Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% từ nguồn thu học phí và tiền cấp bù miễn, giảm học phí hệ giáo dục chính quy. Đối với các ngành sư phạm (không thu học phí), quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù.
Xem thêm
Trường Du Lịch - Đại Học Huế hiện có 118 cán bộ, bao gồm 03 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 55 Thạc sĩ, 12 Nghiên cứu sinh và 29 học viên đang theo học thạc sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ giảng viên này sẽ bổ sung cho chất lượng đào tạo của trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển ngành du lịch miền Trung - Tây Nguyên và du lịch Việt Nam nói chung. Sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức ở các học phần cốt lõi và tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch.
Hiện nay tổng số cán bộ cơ hữu Trường Du Lịch - Đại Học Huế là 118 cán bộ, trong đó có 03 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 55 Thạc sĩ, 12 Nghiên cứu sinh và 29 học viên đang theo học thạc sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ, Anh, New Zealands, ... Đây sẽ là lực lượng hùng hậu bổ sung cho đội ngũ giang viên của trường để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển ngành du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành. Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch. Các đặc điểm này sẽ tạo điều kiện tối đa cho người học trong việc đảm bảo tích luỹ được các kiến thức nền tảng, quan trọng của ngành, đồng thời thoả mãn nhu cầu lựa chọn tích luỹ các kiến thức liên quan cần thiết khác phù hợp với bản thân người học. Đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng sẽ cung cấp nguồn tri thức, kỹ năng toàn diện, cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường.
Xem thêm
Ký túc xá của Trường Du lịch – Đại học Huế có các phòng ở rộng rãi, thoáng mát, công trình phụ khép kín, đảm bảo an ninh, trật tự, tiện lợi cho học sinh, sinh viên cư trú tại trường sinh hoạt, học tập, rèn luyện và lưu trú. Một số câu lạc bộ hoạt động nổi bật tại Trường Du lịch – Đại học Huế như: CLB Sách và hành động, CLB Hướng dẫn viên du lịch, CLB Văn hóa văn nghệ, CLB Tiếng Anh, CLB Giọt hồng, CLB Ambition student, ...
Ký túc xá của Trường Du lịch – Đại học Huế có các phòng ở rộng rãi, thoáng mát, công trình phụ khép kín, đảm bảo an ninh, trật tự, tiện lợi cho học sinh, sinh viên cư trú tại trường sinh hoạt, học tập, rèn luyện và lưu trú.
Một số câu lạc bộ hoạt động nổi bật tại Trường Du lịch – Đại học Huế như sau:
- CLB Sách và hành động: mục đích nâng cao văn hóa đọc và khích lệ tinh thần “hành động để dẫn tới thành công” trong giới trẻ cũng như tạo ra một nguồn tài nguyên, 1 không gian để mọi người có thể giao lưu, chia sẽ các kiến thức, các kỹ năng, trao đổi các giáo trình, sách vở nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên học tập tốt, tiết kiệm chi phí.
- CLB Hướng dẫn viên du lịch: nhằm đáp ứng nhu cầu được rèn luyện, trải nghiệm và thu thập các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc của sinh viên; đặc biệt đó là các kỹ năng liên quan đến ngành học để ứng dụng cho nghề nghiệp trong tương lai.
- CLB Văn hóa văn nghệ: nơi để các bạn sinh viên trau dồi và phát huy khả năng cũng như niềm đam mê âm nhạc; tạo ra không gian giao lưu lành mạnh.
- CLB Tiếng Anh: tổ chức những sân chơi bổ ích và những chương trình nhằm giúp cho các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng nói Tiếng Anh của mình; tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài; ...
- CLB Giọt hồng: nhằm mục đích tuyên truyền vận động sinh viên trong khoa nói riêng và mọi tầng lớp người dân về lĩnh vực hiến máu nhân đạo cứu người.
- CLB Ambition student: giúp sinh viên chuẩn bị và rèn luyện những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết phục vụ cho học tập và công việc cũng như tạo môi trường, cơ hội để các bạn sinh viên phát triển và thực hiện kĩ năng mềm của mình.
Xem thêm
Thư viện Trường Du Lịch - Đại Học Huế có chức năng phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý thư viện của trường. Nguồn tài liệu điện tử đa dạng với hơn 1.200.000 tài liệu gồm giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo của Tailieu.VN; được khai thác nguồn tài nguyên thư viện số của hơn 100 trường ĐH – CĐ khác. Thư viện của trường hướng tới nhiều mục tiêu nhằm củng cố uy tín và chất lượng ngày càng vững mạnh hơn.
Thư viện Trường Du Lịch - Đại Học Huế có chức năng phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý thư viện của trường.
Nguồn tài liệu điện tử:
Đây là nguồn tài liệu được mua từ công ty VDOC. Sinh viên có thể download miễn phí nguồn tài nguyên khổng lồ với hơn 1.200.000 tài liệu gồm giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo của Tailieu.VN. Khai thác nguồn tài nguyên thư viện số của hơn 100 trường ĐH – CĐ khác, trong hệ thống liên kết của Tailieu.VN.
Mục tiêu chất lượng:
- Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thư viện của bạn đọc.
- 100% các ngành học có nguồn tài liệu theo tiêu chí kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục.
- 100% tài liệu được xử lý nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế và được cập nhật lên phần mềm quản lý thư viện.
- 90% yêu cầu bổ sung tài liệu của bạn đọc được đáp ứng.
- 100% cán bộ thư viện được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xếp loại thi đua B- trở lên theo khung xếp loại thi đua của Nhà trường.
Xem thêm
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế.
Trải qua gần 13 năm hình thành và không ngừng phát triển, ngày 16/11/2020, Hội đồng Đại học Huế đã ra quyết định số 75/QĐ-HĐĐH phê duyệt đề án thành lập Trường Du lịch thuộc Đại học Huế.
Định vị tại Huế – thành phố của du lịch của Việt Nam – Trường Du lịch – Đại học Huế là môi trường lý tưởng cho đào tạo du lịch, kết hợp học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Với sứ mạng “đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và trên cả nước; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Trường Du lịch – Đại học Huế luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đặc biệt luôn nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên thông qua việc xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thông báo của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh về việc nộp kinh phí môn học GDQP&AN khóa 236
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh thông báo về việc nộp kinh phí môn học GDQP&AN khóa 236 từ ngày 18/3/2024 đến ngày 13/04/2024
(Tên tiếng Anh: FACULTY OF TRAVEL INDUSTRY MANAGEMENT)
Khoa Quản lý Lữ hành, Trường Du lịch – Đại học Huế có tiền thân là Bộ môn Lữ hành – một trong 03 bộ môn được thành lập đầu tiên cùng với sự ra đời của Khoa Du lịch – Đại học Huế vào tháng 2 năm 2008 theo QĐ ngày 17 tháng 02 năm 2008 của Giám đốc Đại học Huế.
Trải qua hơn 13 năm phát triển, cùng với quyết định thành lập Trường Du lịch vào tháng 11/2020, Khoa vinh dự được mang tên Khoa Quản lý Lữ hành – đánh dấu một chặng đường phát triển mới với nhiều thách thức, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn trên con đường đào tạo nhân lực cho ngành lữ hành và hướng dẫn du lịch.
Khoa Quản lý Lữ hành bao gồm bộ môn Lữ hành và bộ môn Hướng dẫn du lịch; quản lý 02 chuyên ngành đào tạo là Quản lý lữ hành và Hướng dẫn du lịch, thuộc ngành đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Hiện nay, Khoa có hơn 1300 sinh viên chính quy đang theo học 02 chuyên ngành này tại Khoa, được giảng dạy bởi đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm. Số lượng giảng viên hiện tại của Khoa bao gồm 22 người (trong đó có 1 PGS, 3 TS, 2 NCS, 13 ThS, và 3 giảng viên đang theo học các chương trình sau đại học có uy tín trong và ngoài nước).
Khoa đã xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong và ngoài nước thông qua việc thực hiện trao đổi giảng viên, sinh viên đến giảng dạy, học tập và thực tập; hợp tác thực hiện các dự án nghiên cứu; tổ chức hội nghị, hội thảo và các cuộc thi chuyên môn. Bên cạnh đó, Khoa đã và đang xây dựng mối liên kết hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội/ hội/ chi hội nghề nghiệp liên quan trong lĩnh vực du lịch, lữ hành và hướng dẫn ở các tỉnh thành khu vực Miền Trung Tây Nguyên và cả nước.
Các hoạt động của Khoa được xây dựng trên nền tảng của các giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp – Thực tế – Sáng tạo – Đáp ứng
Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học thuật gắn liền với trải nghiệm thực tế nhằm mục đích gắn kết sinh viên với các cơ hội nghề nghiệp trong nhóm ngành du lịch – lữ hành – hướng dẫn ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Sinh viên của Khoa được phát triển trong môi trường học tập và sinh hoạt với sự đa dạng trong trải nghiệm và giao lưu tương tác liên ngành và kết nối nhanh chóng với thế giới bên ngoài.
Để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội, đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa luôn nỗ lực để mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đội ngũ 19 cán bộ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm, Khoa còn mời thêm nhiều cán bộ, chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp đến giảng dạy cho sinh viên. Họ là chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm làm việc ở các Sở Ban ngành, các Viện nghiên cứu và là quản lý điều hành các doanh nghiệp du lịch và lữ hành có uy tín trong và ngoài địa phương.
Chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch (Chi tiết)
Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch
Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chuyên ngành Quản lý lữ hành
Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chuyên ngành Tổ chức và quản lý sự kiện
Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chuyên ngành Truyền thông và marketing du lịch dịch vụ
Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Chuyên ngành Quản trị quan hệ công chúng
Mục tiêu của chương trình đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên sâu và nghiệp vụ chuyên nghiệp về lĩnh vực quản trị kinh doanh, du lịch và lữ hành; đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành trong trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có các khả năng cụ thể sau: Kiến thức:
Có hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam và an ninh quốc phòng trong thực tiễn;
Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức chung về quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, ngành du lịch, nguyên tắc phát triển bền vững trong đánh giá các ảnh hưởng của phát triển du lịch và ngành lữ hành đến kinh tế – xã hội; đảm bảo tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững trong kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành;
Vận dụng kiến thức quản lý về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, kế hoạch kinh doanh – tiếp thị, hoạt động phát triển, cung ứng và bảo đảm chất lượng sản phẩm – dịch vụ trong công ty du lịch và lữ hành. Kỹ năng:
Có các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ, quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành.
Có kỹ năng tin học, giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt trong môi trường thương mại du lịch quốc tế;
Có kỹ năng nghiên cứu độc lập, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế trong ngành du lịch và lữ hành. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có thái độ làm việc và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nghiêm túc ;
Có khả năng dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy trí tuệ tập thể trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và lữ hành;
Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ văn phòng Khoa Quản lý lữ hành tại :
Văn phòng Khoa Quản lý Lữ hành – Trường Du lịch – Đại Học Huế
Địa chỉ: Tầng 2 – Khu nhà Văn phòng, 22 Lâm Hoằng, Thành phố Huế
Sinh viên các khóa cần lưu ý các quy định về đăng ký học lại, học cải thiện, học vượt trên trang quản lý đào tạo.
1. Sinh viên bị điểm F ở các học phần bắt buộc phải đăng ký học lại ở các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
2. Sinh viên bị điểm F ở các học phần tự chọn có thể đăng ký học lại hoặc chuyển sang học các học phần tự chọn khác trong cùng khối kiến thức.
3. Theo quy định, sinh viên được phép đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm C, D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B đăng ký học lại để cải thiện điểm. Điểm cao nhất trong các lần học sẽ được tính là điểm chính thức của học phần.
4. Sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần tự chọn ngoài khối lượng học tập bắt buộc của CTĐT đối với ngành/chuyên ngành.
*Thời gian đăng ký trực tuyến :
- Sinh viên phải tuân theo kế hoạch đào tạo của từng môn học do Phòng đào tạo công bố trên trang quản lý đào tạo và tham khảo ý kiến của Cố vấn học tập trước khi đăng ký.
- Sinh viên nên đăng ký sớm vì lớp học có giới hạn số lượng đăng ký. ( Nếu số lượng sinh viên quá đông, lớp học sẽ khóa chức năng đăng ký mới dù vẫn còn hạn đăng ký)
- Sinh viên phải xem kỹ lịch học của môn học mình muốn đăng ký và thực hiện đăng ký trước "ngày bắt đầu" học ít nhất 1 ngày. (Phòng Đào tạo sẽ không giải quyết các trường hợp đăng ký và duyệt đăng ký tham gia lớp học sau thời gian thông báo)
- Sinh viên phải kiểm tra lịch học chi tiết thực tế trên hệ thống để đảm bảo đăng ký đúng thời gian.
- Trong các trường hợp đặc biệt, sinh viên có thể đến phòng đào tạo để được hỗ trợ đăng ký.
- Sau 7 ngày kể từ ngày buổi học đầu tiên diễn ra, sinh viên sẽ không được phép đăng ký trừ trường hợp được giảng viên giảng dạy môn học đó cho phép tham gia lớp học.
- Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập, trường chỉ nhận đơn đăng ký xin mở lớp riêng cho các sinh viên có nhu cầu đặc biệt trong vòng 15 ngày kể từ khi học kỳ mới bắt đầu. Sau thời hạn này, các đơn đăng ký sẽ không được xem xét. Sinh viên cần nêu rõ lý do và mục tiêu của việc xin mở lớp riêng, cũng như số lượng sinh viên tham gia và thời khóa biểu mong muốn. Trường sẽ xem xét các đơn đăng ký một cách cẩn thận và thông báo kết quả cho sinh viên trong thời gian sớm nhất có thể.
- Sinh viên đã được duyệt đăng ký học trên trang quản lý đào tạo, nếu muốn hủy đăng ký phải liên hệ phòng đào tạo để xin hủy trong vòng 1 tuần sau "ngày bắt đầu học", quá thời hạn này sẽ không được xem xét.
- Sinh viên nếu không nộp học phí cho môn học đã đăng ký vào hệ thống thì sẽ bị tính là nợ học phí cho môn học đó.
- Sinh viên đăng ký học cải thiện cần chú ý đến thời gian xét tốt nghiệp. Nếu sinh viên có nhu cầu hoãn xét tốt nghiệp để nâng cao kết quả học tập, sinh viên phải nộp đơn xin hoãn xét tốt nghiệp theo mẫu của phòng đào tạo và chờ kết quả xét tốt nghiệp ở đợt tiếp theo.
- Sinh viên phải nộp học phí cho các môn học cùng với các môn học trong học kì hiện tại theo thông báo của phòng Kế toán. (Đối với sinh viên K52 thì theo thông báo ở cuối bài viết)
- Nếu sinh viên gặp lỗi khi nộp học phí do nhập sai mật khẩu nhiều lần hoặc tài khoản bị ngân hàng khóa chức năng nộp học phí trực tuyến, sinh viên cần tới ngân hàng để làm thủ tục mở lại. (sinh viên nên nộp học phí sớm nhất có thể để tránh các rủi ro do tài khoản ngân hàng bị khóa)
- Hướng dẫn đăng ký và hủy đăng ký học lại, học cải thiện, học vượt trên trang quản lý đào tạo: Tại đây
- Hướng dẫn sử dụng trang quản lý đào tạo: Tại đây (Video tập huấn hướng dẫn sử dụng trang quản lý đào tạo: Tại đây)
- Hướng dẫn nộp học phí trực tuyến: Tại đây
- Điều chỉnh thông tin cá nhân và thông tin học tập chưa chính xác: Tại đây
- Link nhóm ZALO hỗ trợ đăng ký và việc tham gia các lớp học: https://zalo.me/g/vcwsil487
1. Vị trí Trường là đơn vị đào tạo thuộc Đại học Huế, chịu sự quản lí toàn diện, trực tiếp của Đại học Huế, hoạt động theo sự phân cấp và ủy quyền của Giám đốc Đại học Huế. Trường có logo và website riêng. – Tên gọi bằng …
PHÒNG TỔ CHỨC, HÀNH CHÍNH VÀ CSVC OFFICE OF ORGANIZATION, ADMINISTRATION AND FACILITIES 1. Cơ cấu tổ chức: STT Họ và tên Chức vụ Học hàm, học vị Hành chính 1 Phan Văn Ngọc Q. Trưởng Phòng ThS 2 Nguyễn Mạnh Hùng CV ThS 3 Nguyễn Thị Mai CV ThS …
Thông báo của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh về việc tổ chức học cải thiện môn học GDQPAN năm học 2023-2024
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh thông báo về việc tổ chức học cải thiện môn học GDQPAN năm học 2023-2024