Chiều 28/7, tại chùa Khánh Vân, Thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã diễn ra Lễ đón nhận sắc phong của Nhà vua Maha Vajiralongkorn Phra Vajiraklaochaoyuhua dành cho 9 vị chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo An Nam Tông (Việt Tông) Thái Lan nhân kỉ niệm 72 năm sinh nhật Nhà vua.
Chiều 28/7, tại chùa Khánh Vân, Thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã diễn ra Lễ đón nhận sắc phong của Nhà vua Maha Vajiralongkorn Phra Vajiraklaochaoyuhua dành cho 9 vị chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo An Nam Tông (Việt Tông) Thái Lan nhân kỉ niệm 72 năm sinh nhật Nhà vua.
Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Tưởng nhớ công lao to lớn đó, tỉnh Sơn La xây dựng đền thờ vua Lê Thái Tông. Di tích Đền thờ Vua Lê Thái Tông đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn gắn với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân.
Vua Lê Thái Tông (1428 - 1442) sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão, tên húy là Lê Nguyên Long, là con trai vua Lê Thái Tổ và Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần. Lên ngôi năm 1433, ông đã sớm thể hiện tài năng trị vì đất nước. Sử sách ghi lại, vua Lê Thái Tông là người "hùng tài, đại lược, cương đoán", có công lớn trong việc củng cố chế độ, phát triển văn hóa, giáo dục và ổn định đất nước.
Khu vực sân lễ hội Đền thờ vua Lê Thái Tông trang trí hình rồng
Từ khi lên ngôi, vua Lê Thái Tông chú trọng tới miền biên cương Tây Bắc, vua đã 2 lần thân chinh cầm quân lên dẹp loạn phản nghịch. Lần đầu vào tháng 3 năm Canh Thân (1440), vua Lê Thái Tông thân chinh cùng quân sỹ lên trấn Miền Tây đánh thổ quân phản nghịch tên là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Tới đâu, đều được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, nên quân của triều đình nhanh chóng thu phục được Tù trưởng Mương Muổi là Thượng Nghiễm, dẹp yên quân phản loạn.
Trên đường về, vua cùng quân sĩ nghỉ chân tại Động La (hang Thẳm Báo Ké hay còn gọi là hang Trai Già, ở phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La ngày nay). Thấy nơi đây cảnh đẹp, trong tâm trạng thanh thản, phấn chấn, nhà vua đã cho khắc trên vách đá Động La bài thơ chữ Hán, bút tích của vua Lê Thái Tông gọi là văn bia “Quế Lâm ngự chế”.
Hang Thẳm Báo Ké, nơi vua Lê Thái Tông từng đi qua để lại bút tích.
Lần thứ hai, đúng 1 năm sau, tháng 3 năm 1441, vua Lê Thái Tông lại chỉ huy quân sĩ lên dẹp loạn nghịch Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi, được nhân dân hưởng ứng, giúp đỡ. Vì vậy, quân của triều đình nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao là Đạo Mông và vợ con hắn tại động La. Đồng thời, bắt 2 con trai của Thượng Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng. Thượng Nghiễm ra hàng và chịu tội. Dải đất biên cương phía Tây của Tổ quốc được bình yên.
Trải qua hơn 500 năm dãi dầu mưa nắng và những biến động của lịch sử, đến nay, bút tích bài thơ vẫn còn nguyên vẹn, rõ nét.
Văn bia Quế Lâm ngự chế bút tích của vua Lê Thái Tông tại Đền thờ vua Lê Thái Tông, phường Chiềng Lề, Thành phố.
Văn bia Quế Lâm ngự chế là một di tích có giá trị quan trọng về văn hóa, lịch sử vùng đất phên dậu của Tổ quốc. Di tích được phát hiện năm 1965 và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994. Để ghi nhớ công lao của đức vua cùng quân sỹ, tỉnh Sơn La xây dựng Đền thờ vua Lê Thái Tông, khánh thành năm 2002, lấy tên là “Quế Lâm linh từ” (Đền thiêng Quế Lâm).
Cổng tam quan vào Đền thờ vua Lê Thái Tông.
Ngôi đền được xây dựng theo hướng Nam chếch Đông theo thế “Tiền giang hậu chẩm” lưng tựa Núi Cằm, mặt hướng ra dòng suối Nặm La. Đền được xây dựng trên diện tích 800m2, thiết kế theo kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam gồm các hạng mục: Cổng tam quan; sân đền; nhà tả hữu mạc; tòa đại bái và hậu cung.
Qua cổng tam quan uy nghi với hai tầng mái, 8 mái, lưỡng long chầu nguyệt, du khách sẽ bước vào sân đền rộng rãi lát đá xanh. Hai bên là nhà tả hữu mạc, nơi du khách có thể nghỉ chân, sắp lễ trước khi vào chánh điện.
Đền vua Lê Thái Tông có tòa đại bái gồm 3 cửa, bên trong có 3 ban thờ chính và 2 ban thờ phụ, mỗi ban thờ đều có bức võng, ân thư, đồ thờ, hoành phi câu đối được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang trí tứ linh: Long, Li, Quy, Phượng và Hổ phù... là những con vật gắn với tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
Cung giữa thờ “Hội đồng triều Lê”, hai bên đặt bộ bát bửu và chấp kích, biểu tượng những báu vật linh thiêng của vị thần trong ngôi đền, giúp cai quản miền đất thiêng và ban phát tài lộc cho du khách hành hương. Cung tả (bên trái) thờ đương cảnh Thành hoàng Lê Thái Tông. Cung hữu (bên phải) thờ “Sơn thần bản thổ” là các vị thần linh được giáng xuống cai quản miền đất thiêng. Hậu cung đặt tượng vua Lê Thái Tông và bài vị thờ Ngài.
Cung giữa thờ “Hội đồng triều Lê”.
Khánh thành các công trình tôn tạo Đền thờ vua Lê Thái Tông năm 2023.
Năm 2023, kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Đức vua Lê Thái Tông (1423 - 2023), Di tích Đền thờ vua Lê Thái Tông được tỉnh Sơn La đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng và các hạng mục phụ trợ như bãi đỗ xe diện tích; cổng đền, sân lễ hội và các hạng mục phụ trợ; nhà điều hành 2 tầng; đường xuống Đền và các hạng mục phụ trợ ngoài Đền; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước; cây xanh.
Khu vực đường lên Đền thờ vua Lê Thái Tông và khu nhà truyền thống được đầu tư xây dựng, chỉnh sửa.
Nhân dân tham quan nhà truyền thống tại Đền thờ vua Lê Thái Tông
Đền thờ vua Lê Thái Tông không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mắt, còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa quý báu của dân tộc. Ngôi đền còn là minh chứng cho lòng biết ơn của nhân dân đối với vị vua trẻ tuổi đã có công lớn trong việc gìn giữ đất nước, đồng thời là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.