Đường Đi Đồng Xoài Gần Nhất

Đường Đi Đồng Xoài Gần Nhất

TPO - Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu ngành hàng xoài Đồng Tháp ước đạt khoảng 2.680 tỷ đồng; xuất sang nhiều thị trường như: Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore.

TPO - Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu ngành hàng xoài Đồng Tháp ước đạt khoảng 2.680 tỷ đồng; xuất sang nhiều thị trường như: Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore.

Lo “đường dài” cho học sinh bản lẻ

Cô Nguyễn Thị Kim Anh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, việc đưa 18 học sinh Đan Lai rời bản Khe Nóng nằm trong đề án sáp nhập Trường Tiểu học 1 và 2 Châu Khê. Điểm chính của trường đặt tại trung tâm xã tại bản Khe Choăng, bên cạnh đó còn 2 điểm lẻ tại bản Khe Bu (cách trường chính hơn 20km và bản Bủng Xát - cách trường chính 5km).

Riêng điểm Khe Nóng dành cho nhóm học sinh Đan Lai trước kia thuộc Trường Tiểu học 2 Châu Khe được xóa bỏ do quy mô học sinh ít, cơ sở vật chất không đảm bảo. Thay vào đó, học sinh tại đây sẽ được chuyển về trường chính.

Theo kế hoạch, sau khi sáp nhập ổn định, học sinh các lớp 3 - 4 - 5 từ điểm lẻ cũng sẽ về trường chính để thuận lợi học Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, do mới sáp nhập trường khu nhà ở, bếp ăn… cho học sinh bản xa chưa kịp xây dựng để tổ chức bán trú tập trung. Trong tình hình đó, các em Đan Lai phải tạm ở nhờ nhà người quen, họ hàng.

Cô Lê Thị Thanh đến thăm hỏi, động viên em La Văn Quân xa gia đình ra ở nhà anh chị họ để đi học.

“Có 9 em học tại bản Bu - vốn là điểm chính của Trường Tiểu học 2 Châu Khê cũ và 9 em về trường chính hiện tại ở bản Khe Choăng. Lý do chia ra như vậy là tùy vào điều kiện của phụ huynh có người thân quen ở đâu thì gửi con đi học tại đó.

Ví dụ, 9 em về trường chính đi học đều ở nhờ nhà họ hàng tại bản Châu Sơn. Đây cũng là một bản người Đan Lai. Nhưng trong quá trình làm ăn, sinh sống, một số hộ dân đi vào sâu hơn trong rừng làm rẫy hình thành nên cụm bản Khe Nóng. Còn nguồn gốc đều từ bản Châu Sơn”, cô Kim Anh cho hay.

Cũng theo hiệu trưởng nhà trường, khi tách học sinh ra khỏi Khe Nóng đến điểm mới, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết phong tục tập quán, tiếng nói của các em khác hẳn với bạn bè người dân tộc Thái (chiếm hơn 70% tại Trường Tiểu học Châu Khê).

Cũng do ở trong bản sâu biệt lập, nên các em Đan Lai cũng rụt rè hơn, ngại giao tiếp. Độ tuổi tiểu học còn nhỏ, khi đi học xa nhớ nhà, nhiều em có tâm lý muốn quay về ở cùng bố mẹ…

Nhưng qua thời gian các em đã bắt nhịp và hòa nhập khá nhanh, hơn cả mong đợi của giáo viên. “Khi về các điểm trung tâm học tập, các em tiếp cận môi trường, cơ sở vật chất tốt hơn. Bên cạnh đó, từ việc học lớp ghép, các em được bố trí về các lớp độc lập, đúng trình độ.

Đồng thời được tham gia nhiều hoạt động giáo dục phát huy năng lực toàn diện. Chính nhờ những lợi ích này mà phụ huynh cũng yên tâm và ủng hộ với kế hoạch của nhà trường”, cô Kim Anh nói.

Xoài Keo sấy mộc không đường xuất khẩu: chỉ dùng 1 chất bảo quản SO2: 176.9mg/kg, độ ẩm dưới 13%, phù hợp tiêu chuẩn của Châu Âu.

Gần 1 tấn xoài chuẩn bị xuất khẩu sang Mỹ

Cập nhật ngày: 06/05/2019 05:32:56

Hợp tác xã (HTX) Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh đang chuẩn bị xuất khẩu gần 1 tấn xoài Cát Hòa Lộc vào thị trường Mỹ.

Để đảm bảo lô xoài đạt chất lượng xuất sang Mỹ, thời gian qua HTX, các thành viên và nhiều nông dân đã nỗ lực trong sản xuất xoài theo hướng an toàn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học từ khâu xử lý ra hoa đến bao trái; ghi chép sổ sách, truy xuất nguồn gốc,... Bên cạnh đó, các ngành chức năng huyện cũng đã tích cực hỗ trợ, xây dựng nhiều điểm thực hành sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn, tập huấn quy trình sản xuất xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tính đến thời điểm hiện tại, HTX Xoài Mỹ Xương đã xuất khẩu trên 7,5 tấn xoài Cát Chu bao vàng sang thị trường Nga; trên 10 tấn gồm xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,... Qua đó giúp thương hiệu Xoài Cao Lãnh vươn ra thế giới, được nhiều người tiêu dùng biết đến, đồng thời khẳng định được tư duy tiến bộ trong sản xuất trái cây và hội nhập quốc tế của người nông dân.

Năm học này, khi xóa bỏ điểm trường lẻ Khe Nóng, các em được chia học ở bản Khe Bu và trường chính. Bố mẹ các em chấp nhận con mình đi học xa, trọ nhờ nhà họ hàng vì một tương lai tươi sáng hơn.

Cô Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, Trường Tiểu học Châu Khê sẽ tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên để triển khai mô hình trường tiểu học bán trú. Qua đó tạo điều kiện để học sinh Đan Lai nói riêng và các em lớp 3 - 4 - 5 từ điểm lẻ tập trung về trường chính học tập, ở bán trú, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

La Thị Như là cô bé người Đan Lai duy nhất của lớp 1A, từ bản Khe Nóng ra học tập tại điểm chính Trường Tiểu học Châu Khê và ở nhờ nhà họ hàng.

Những ngày đầu, nhớ nhà, nhớ bố mẹ, thỉnh thoảng Như lại đứng ngoài hành lang lớp học khóc thút thít. Lúc ấy, cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Thủy lại ra dỗ dành, động viên, đưa em quay vào lớp.

Theo cô Thủy, so với mặt bằng chung, học sinh Đan Lai tiếp thu chậm hơn. Phần lớn do ở trong bản sâu, các em đi học không đầy đủ, chuyên cần nên bước vào lớp 1 thì chưa nhận biết được hết con số, chữ cái.

Cùng với việc xa nhà đi học ở môi trường mới nên ban đầu còn thụ động, ngại giao tiếp. “Để giúp các em theo kịp tiến độ bài giảng, tôi vẫn thường dành thêm thời gian sau buổi học để phụ đạo, cho các em tập đọc, tập viết những vần khó nhớ. Đến giờ, Như đã quen với cô giáo, các bạn và hòa nhập tốt”, cô Thủy cho hay.

Năm học này, Trường Tiểu học Châu Khê có 18 học sinh Đan Lai được đưa ra khỏi bản Khe Nóng để đến các điểm trường thuận lợi hơn học tập. Do điểm trường mới cách xa hàng chục km, nên các em phải ở nhờ trong nhà ông bà, họ hàng hoặc người quen.

Ngôi nhà của ông La Văn Thái, bà La Thị Tâm ở bản Châu Sơn không lớn nhưng khá tươm tất, xây bê tông kiên cố và có 2 phòng ngủ. Năm nay, ông bà đón thêm 2 thành viên mới là cháu họ La Thị Như và cháu nội La Thanh Bạch đến ở đi học.

Cách đây 4 năm, chị gái của Bạch là La Thị Lanh lên lớp 6 cũng về ở cùng ông bà, dù trường THCS có khu bán trú. Vậy là gần 10 người già trẻ, lớn bé cùng sinh sống trong một nhà.

Để chăm lo cho các cháu, ông Thái, bà Tâm cũng vất vả, bận bịu hơn. “Gia đình tôi trước đây chỉ có tôi và các con, cùng một cháu nhỏ. Nhưng nay thì có thêm ba đứa cháu nữa. Hồi đầu, mấy đứa nhớ nhà lắm, nhưng không đòi về, chỉ khóc thôi.

Tụi nó còn nhỏ ra đây học tôi cũng thương lắm. Nhưng rồi động viên các cháu cố gắng để học cái chữ. May là các cháu ngoan, đến nay đều tự ăn, tự ngủ và tự học bài. Nhà gần trường nên các cháu cũng tự đi về không phải đưa đón”, ông Thái kể.

Hai anh em La Thị Như, La Thanh Bạch từ bản Khe Nóng ra ở với ông bà tại bản Châu Sơn để đi học.

Ngoài giờ học, cô Lê Thanh Thủy thường dành thời gian ở lại phụ đạo thêm cho em La Thị Như.

Giữ học sinh không quay về bản cũ

So với các bạn Đan Lai ở trong Khe Nóng ra trường chính đi học, La Văn Quân (lớp 5A2) thuận lợi hơn nhiều khi ở nhà anh chị con bác gần trường. Anh họ của Quân còn là giáo viên dạy học tại một trường THCS trên địa bàn huyện. Vì vậy, ngoài việc ăn ở, Quân còn được anh chị hỗ trợ, quan tâm trong học tập.

Do hoàn cảnh khó khăn, anh trai và chị gái của Quân đều bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền, sớm lấy vợ, lấy chồng. Vì thế, cả gia đình mong muốn Quân - là con út trong gia đình có 3 anh chị em - được học hành đến nơi đến chốn.

“Bố mẹ ủng hộ Quân ra nhà anh chị họ ở vì sang năm lên lớp 6, em cũng phải ra trường THCS học bán trú. Bây giờ ra trước thì em làm quen dần với môi trường, bạn bè mới. Cuối tuần bố hoặc mẹ sẽ ra đây thăm và ngủ lại với Quân. Em rất ngoan, tự lập, còn giúp anh chị chơi với cháu nhỏ nữa”, chị Hà Thị Kha - chị họ của Quân cho hay.

Cô Lê Thị Thanh - chủ nhiệm lớp 5A2 - cũng vui mừng nói về cậu học trò mới: “Dù từ điểm lẻ ra trường chính, nhưng Quân hòa nhập rất nhanh, lực học khá, không bị đuối so với các bạn trong lớp. Tuy nhiên, để cậu bé ổn định tâm lý, cô trò và phụ huynh cũng đã phải trải qua giai đoạn đầu khó khăn”.

Cô Thanh kể, tháng đầu tiên ra học, có thể do môi trường mới, và thời điểm đó đang có dịch cúm, nên Quân bị ốm liên tục. Bố mẹ xin phép cô đưa Quân về bản để “làm vía”. Theo tín ngưỡng của người Đan Lai, cậu bé khi rời bản xa nhà thì “vía” lạc mất, nên phải làm lễ gọi đủ “vía” về mới hết ốm.

“Tôi phải đồng ý với gia đình em và nhắc nhở ngoài ‘làm vía’ thì bố mẹ cần đưa cháu đi khám ở trạm xá hoặc bệnh viện, uống thuốc mới khỏi hẳn bệnh được. Trong suốt thời gian Quân nghỉ học, tôi thường xuyên gọi điện, thăm hỏi em và kể chuyện ở trường lớp.

Lo nhất là học sinh sau khi về bản sẽ không muốn quay ra trường nữa, bỏ học ở nhà. Thật may, sau 1 tuần, Quân khỏi ốm và bố mẹ em cũng giữ đúng lời hứa với cô giáo”, cô Lê Thị Thanh nhớ lại.

Học sinh tại điểm chính Trường Tiểu học Châu Khê (huyện Con Cuông, Nghệ An) giờ tan học.