Luôn hân hạnh chào đón quý khách hàng, đối tác đến với các dịch vụ tuyệt vời, chất lượng. Công ty HUY HOÀNG luôn cố gắng đem đến khách hàng sự trải nghiệm thoải mái và an toàn.
Luôn hân hạnh chào đón quý khách hàng, đối tác đến với các dịch vụ tuyệt vời, chất lượng. Công ty HUY HOÀNG luôn cố gắng đem đến khách hàng sự trải nghiệm thoải mái và an toàn.
Trước đó, vào ngày 29/5/2017, Đội Quản lý thị trường số 17 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng An ninh kinh tế- Công an Thành phố Hà Nội đồng loạt kiểm tra 4 cơ sở kinh doanh của công ty TNHH Deaura. Ngày 13/9/2017, Đội Quản lý thị trường số 5 – Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội kiểm tra đột xuất cơ sở Deaura Nguyễn Du.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện các cơ sở kinh doanh của Deaura có các hành vi vi phạm: kinh doanh mĩ phẩm nhập lậu; kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc; thay đổi thông tin địa chỉ nhà nhập khẩu mỹ phẩm trong công bố mà không thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền; kinh doanh mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng mình nguồn gốc; kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu không công bố chất lượng; không thực hiện niêm yết gái bán hàng hóa,… chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ra quyết định xử phạt hành chính các cơ sở thuộc công ty TNHH Deaura và buộc tiêu hủy số hàng vi phạm.
Với kế “ve sầu lột xác” chỉ bằng cái tên mới là Venesa đơn vị này vẫn “bẫy” được rất nhiều người tiêu dùng nhẹ dạ bằng “chiêu thức” cũ.
Đặt câu hỏi về quy trình cho thẩm định giải ngân các hợp đồng tín dụng mua hàng tại Venesa, đại diện VP Bank cho rằng: “VP Bank có các quy chế chung về cho vay, cũng như các quy trình cấp tín dụng đầy đủ theo quy định của pháp luật khi cho vay đối với khách hàng. Riêng việc cho vay đối với khách hàng mua sản phẩm Venesa cũng được VP Bank ban hành quy định rõ về quy trình tư vấn, thẩm định, xét duyệt và giải ngân cho khách hàng. Các cán bộ, nhân viên VP Bank khi thực hiện cho vay đối với khách hàng đều phải tuân thủ quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan”.
Cũng theo vị đại diện này thì “đây là một khoản vay trả góp để mua hàng với giá trị không quá lớn, VPBank thực hiện quy trình cấp tín dụng nhanh, ưu đãi để tạo điều kiện cho Khách hàng có các trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn”
Vậy quy trình cấp tín dụng nhanh của VP Bank là như thế nào? Liệu có phải là chỉ cần 1 chứng minh nhân dân là xong?
Đối với VP Bank việc lựa chọn đối tác có cần quan tâm đến chất lượng và tính pháp lý của đối tác hay không? Hay thực tế VP Bank và Venesa cùng “bắt tay” để đưa khách hàng vào “bẫy làm đẹp” và hưởng lợi?
Tài chính Daonh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Về thanh toán không dùng tiền mặt
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt,
Nghị định này quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi chung là người sử dụng dịch vụ).
Điều 3. Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế
1. Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia.
2. Trong thanh toán quốc tế, trường hợp pháp luật Việt Nam chưa quy định thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam .
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
2. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất một bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam .
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
5. Chủ tài khoản thanh toán (sau đây gọi là chủ tài khoản) là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
3. Cấp, thu hồi Giấy phép và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Quản lý, giám sát các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán.
1. Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật.
5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh.
MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN
Điều 7. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải được thực hiện bằng hợp đồng giữa các bên liên quan, trong đó xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Điều 101, Điều 109, Điều 114, khoản 4d Điều 118, Điều 121 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho ngân hàng trung ương các nước, các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia. Trong trường hợp Việt Nam chưa phải là thành viên tham gia, việc mở tài khoản thanh toán thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương các nước, mở tài khoản thanh toán và thực hiện giao dịch thanh toán ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
Điều 9. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng
1. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được sử dụng cho mục đích khác.
2. Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Điều 10. Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật.
3. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản chung phải được xác định rõ bằng văn bản.
Điều 11. Sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ. Chủ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.
2. Chủ tài khoản có thể ủy quyền có thời hạn bằng văn bản cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán đã lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán hợp lệ của chủ tài khoản.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán không hợp lệ của chủ tài khoản, hoặc khi trên tài khoản thanh toán không đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp từ chối tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo ngay lý do cho chủ tài khoản.
Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Đóng tài khoản thanh toán
1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
a) Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
b) Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:
a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;
b) Chi trả theo quyết định của tòa án;
c) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.
DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
1. Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Cung ứng phương tiện thanh toán;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;
c) Các dịch vụ thanh toán khác.
2. Các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác.
4. Các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Các ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều này được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng;
b) Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên của mình;
c) Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
a) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
b) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
c) Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
đ) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 16. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép
a) Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;
d) Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
đ) Hồ sơ về nhân sự: sơ yếu lý lịch, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao chứng thực).
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
a) Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp sau:
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được; tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan.
b) Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy phép:
Khi tổ chức được cấp phép vi phạm một trong các trường hợp nêu tại điểm a, khoản 4 Điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản gửi tổ chức được cấp phép thông báo về việc thu hồi Giấy phép và thông báo lý do thu hồi Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai về việc thu hồi Giấy phép của tổ chức đó trên trang tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay khi nhận được thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải lập tức ngừng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải gửi thông báo bằng văn bản tới các tổ chức và cá nhân liên quan để thanh lý hợp đồng và hoàn tất các nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin cấp lại Giấy phép của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và cấp lại Giấy phép hoặc có văn bản thông báo từ chối trong đó nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau đây:
Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
Sau thời hạn 6 tháng, kể từ ngày khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân bị thu hồi Giấy phép, tổ chức bị thu hồi Giấy phép có văn bản giải trình và xin cấp lại Giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước.
Khi có nhu cầu thay đổi nội dung quy định trong Giấy phép tổ chức phải có văn bản đề nghị trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung Giấy phép cùng bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
d) Trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức phải gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép và nêu rõ lý do tới Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ấn định và phải niêm yết công khai các mức phí cung ứng dịch vụ.
2. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định phí dịch vụ thanh toán và phí dịch vụ trung gian thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại do vi phạm thỏa thuận giữa các bên liên quan và theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có thỏa thuận về các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Đảm bảo an toàn trong thanh toán
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán theo quy định của pháp luật. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.
THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN
Điều 21. Quyền về thông tin, báo cáo
1. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp thông tin có liên quan tới thanh toán theo định kỳ và đột xuất.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ của mình.
Điều 22. Nghĩa vụ về thông tin, báo cáo
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cung úng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có nghĩa vụ cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán cho chủ tài khoản theo thỏa thuận.
1. Quyền từ chối cung cấp thông tin
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin về chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của chủ tài khoản.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN
Điều 24. Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia để đảm bảo sự thông suốt, an toàn và hiệu quả của hoạt động thanh toán trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, quy trình, thủ tục tham gia hệ thống thanh toán quốc gia, các biện pháp đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán quốc gia.
Điều 25. Tổ chức, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán nội bộ
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tổ chức, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán nội bộ nhằm đảm bảo thực hiện an toàn, có chất lượng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng và điều hòa vốn hiệu quả trong hệ thống.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định quy trình, các biện pháp đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán nội bộ.
Điều 26. Giám sát các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
1. Ngân hàng Nhà nước xây dựng chiến lược, chính sách và các quy định về giám sát các hệ thống thanh toán để đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chí và xác định các hệ thống thanh toán quan trọng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết.
4. Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán có trách nhiệm chấp hành các quy định và các khuyến nghị về giám sát của Ngân hàng Nhà nước; ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.